ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị
trí địa lý
Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở
phía Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 15.510,99 km2, so
với cả nước gần bằng 4,7%. Tỉnh có toạ độ địa lý từ 12058’28” đến 14036’30''
độ vĩ Bắc, từ 107027’23” đến 108054’40” độ kinh Đông, phía
Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Đông giáp các tỉnh
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Tây giáp nước bạn Campuchia.
Địa
hình
Gia Lai có độ cao trung bình
800 - 900 m, với đỉnh cao nhất là Kon Ka Kinh thuộc huyện K’Bang: 1.748m và nơi
thấp nhất là vùng hạ lưu sông Ba:100m. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc
xuống Nam,
nghiêng từ Đông sang Tây với 3 kiểu địa hình chính: địa hình đồi núi, địa hình
cao nguyên và địa hình thung lũng.

2.
Khí hậu thuỷ văn
Gia Lai
có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, trong năm chia làm 2 mùa: Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Vùng Tây Trường sơn có lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến 2.500
mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200
đến 1.750 mm; nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 250C,
khí hậu Gia Lai nhìn chung thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, kinh
doanh tổng hợp nông lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.
Gia Lai
có hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba và hệ thống sông Sê San, ngoài
ra còn có các phụ lưu của sông Sêrêpok.
4. Tài nguyên đất
Theo
phân loại của FAO - UNESCO thì đất đai của tỉnh gồm 5 nhóm đất chính: nhóm đất
phù sa, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen dốc tụ và đất xói mòn trơ sỏi đá, trong
đó có hhóm đất đỏ vàng: đây là
nhóm đất có diện tích lớn nhất với 756.433 ha, chiếm 48,69% tổng diện tích tự
nhiên. Đây cũng là nhóm đất có nhiều loại đất có ý nghĩa rất quan trọng, đặc
biệt là loại đất đỏ trên đá bazan. Tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku
và cao nguyên Kon Hà Nừng. Đất thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày,
yêu cầu độ phì cao như cà phê, chè, cao su và các loại cây ăn quả.
5.Tài
nguyên nước
Tổng trữ lượng nước mặt của Gia Lai khoảng
23 tỷ m3 phân bố trên các hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba,
hệ thống sông Sê San và phụ lưu hệ thống sông Sêrêpok.
Do có nhiều sông suối nên ngành thủy điện
là ngành có rất nhiều tiềm năng của tỉnh Gia Lai. Vì có sông Sê San, là một
trong ba con sông có tiềm năng thủy điện rất lớn của Việt Nam; chiếm 11,3% tổng
số tiềm năng thủy điện của toàn quốc (chỉ đứng sau sông Đà 44% và sông Đồng Nai
16,4%).
6. Tài nguyên du lịch
Với điều kiện
địa lý của vùng cao nguyên, đa dạng về địa hình, thiên nhiên đã ban tặng cho
Gia Lai nhiều thắng cảnh đẹp như: thác Phú Cường (huyện Chư Sê), thác Công Chúa
(huyện Chư Păh), thác Làng Á (huyện Chư Sê), thác Lệ Kim (huyện Ia Grai), thác
Lồ Ồ (huyện Mang Yang), sông Ba, sông Sê San, suối Đôi (huyện Đức Cơ), suối Đá
(thị xã Ayun Pa), Biển Hồ (thành phố Pleiku), hồ Ayun Hạ (huyện Phú Thiện), hồ
Ia Ly (huyện Chư Păh), vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu bảo tồn thiên nhiên Kon
Ja Răng, đồi thông Đắk Pơ (huyện Đăk Pơ)... Cùng với sự hấp dẫn của thiên
nhiên, Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời, đạm đà bản sắc của đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên, có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng hào hùng thể hiện ở
các di tích lịch sử - văn hóa như: Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo (An Khê,
Kbang, ĐăkPơ, Kôngchro), làng kháng chiến Stơr của anh hùng Núp (huyện Kbang),
nhà lao Pleiku (thành phố Pleiku), Di tích chiến thắng Plei Me (huyện Chư
Prông), núi Hàm Rồng (thành phố Pleiku), di tích lịch sử văn hóa Pleiơi (huyện
Phú Thiện)... Đặc biệt, Gia Lai còn lưu giữ những giá trị đặc sắc, độc đáo của
nghệ thuật và di sản cồng chiêng Tây Nguyên – “Kiệt tác truyền khẩu và di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Cùng với nguồn tài nguyên to lớn, việc đi
lại, giao lưu ngày càng thuận tiện đã tạo cho Gia Lai nhiều cơ hội để phát
triển ngành du lịch trong tương lai.

7.
Tài nguyên khoáng sản:
Theo các tài liệu hiện có về
tiềm năng khoáng sản và hiện trạng khai mỏ, tỉnh Gia Lai có các loại khoáng sản
như quặng bô xít, vàng, các mỏ sắt, đá granit, đá vôi, sét, cát xây dựng…
Tài nguyên khoáng sản của
tỉnh rất đa dạng và phong phú, thuận lợi cho tỉnh phát triển một số ngành công
nghiệp sản xuất nguyên liệu xây dựng.
8.
Tài nguyên rừng
Gia Lai có
diện tích rừng tự nhiên lớn với tỷ lệ rừng che phủ 46,1% . Rừng tự nhiên của
tỉnh chủ yếu là kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới, đặc biệt, có vườn quốc gia Kon Ka Kinh và khu bảo tồn Kon Chư
Răng, có nhiều loại cây quí hiếm như: sao, giáng
hương, trắc, kiền kiền, bằng lăng, chò... Rừng của tỉnh có hệ động vật rất đa dạng, gồm 375 loài chim thuộc 42 họ, 18 bộ;
107 loài thú thuộc 30 họ, 12 bộ; 94 loài bò sát thuộc 16 họ, 3 bộ; 48 loài
lưỡng cư thuộc 6 họ, 2 bộ; 96 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng, động vật
đất... Đặc biệt có những loài thú quý hiếm.
ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI
1. Các đơn vị
hành chính:
Gia Lai có 17 đơn vị
hành chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và 14
huyện: Đức Cơ, Đăk Đoa, Chư Pưh, Chư Păh, Chưprông, Kôngchro, Mang Yang, Chư
Sê, Phú Thiện, IaGrai, Đăk Pơ, Ia Pa, Krông Pa, Kbang.
Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
và thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên
là quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây, là điều
kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên Hải Nam
Trung Bộ, cả nước và quốc tế.
2.Dân
số và lao động
Dân số
trung bình năm 2015 của tỉnh là 1.379.400 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên chiếm 1,356%. Mật độ dân cư phân bố
không đều tập trung chủ yếu ở các thành phố thị xã và các trục đường giao thông. Còn các vùng sâu, xa dân cư thưa thớt, mật độ thấp.
3.Y tế
Cơ sở y tế trên địa bàn gồm: tuyến
tỉnh có 10 bệnh viện; 02 Chi cục; 07 trung
tâm thuộc hệ y tế dự phòng, 01 trường trung cấp y tế, 01 trung tâm giám định,
01 trung tâm pháp y; tuyến huyện có 17 phòng y tế, 17 trung tâm y tế huyện, 16
trung tâm Dân số- kế hoạch hóa gia đình và 222 xã, phường, thị trấn có y tế
hoạt động. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế được đầu tư xây dựng, nâng
cấp ở cả 3 tuyến (tỉnh, huyện, xã) đáp ứng yêu cầu khám và điều trị cho nhân
dân.
Năng lực của ngành tăng đáng kể, quy mô giường bệnh từ 2.489 giường bệnh
năm 2010 tăng lên 4.901 giường bệnh năm 2015 (tăng
2.412 giường bệnh), bình quân đạt 35 giường bệnh/ 1 vạn dân. Toàn ngành có
4.638 cán bộ y tế, trong đó 874 bác sỹ (bác sỹ
trình độ sau ĐH là 326 người); bác sỹ làm
việc thường xuyên tại xã là 150 người; có 337 cán bộ ngành dược (trong đó 65 dược sĩ đại học);
100% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 2.115 nhân viên y tế thôn bản. Năm 2015 có 62,8% trạm y tế xã có bác sỹ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,356%; 74,49% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 100% cơ sở điều trị đảm bảo
cung ứng đủ thuốc chủ yếu, vật tư tiêu hao trong danh mục quy định của Bộ Y tế.

4.Giáo dục và Đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được các cấp, các ngành và toàn xã
hội quan tâm; Năm học 2015-2016, toàn tỉnh
hiện có 821 trường học mầm non và phổ thông (trong đó có 17 trường phổ
thông dân tộc nội trú; 23 trường
phổ thông dân tộc bán trú ở vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT-XH đặc
biệt khó khăn); 03 trường Trung cấp chuyên nghiệp (02 trường thuộc tỉnh
và 01 trường thuộc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh); 01 trường Cao đẳng sư
phạm và 02 phân hiệu đại học; 17 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 08 Trung
tâm Ngoại ngữ và Tin học, 217 Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng về cơ bản
nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh. Toàn tỉnh có 373.559 học sinh mầm
non, phổ thông (trong đó có 162.246
học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ 43,43%), 15 cơ sở tham gia dạy nghề
trong đó có 02 trường cao đẳng nghề, 03 trường trung cấp nghề, 6 trung tâm dạy
nghề và 4 trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên.
CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.Mạng lưới giao thông
- Đường bộ: Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có các tuyến quốc lộ quan
trọng đi qua: quốc lộ 14 đoạn qua tỉnh dài hơn 113 km, nối Gia Lai với tỉnh Kon
Tum, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng về phía Bắc và tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk
Nông, các tỉnh vùng Đông Nam bộ về phía Nam; quốc lộ 19 đoạn qua tỉnh dài 180
km nối Gia Lai với cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) về phía Đông và các tỉnh Đông
Bắc Campuchia về phía Tây; quốc lộ 25 đoạn qua tỉnh dài 112 km nối Gia Lai với
tỉnh Phú Yên; quốc lộ 14C chạy dọc biên giới Việt Nam – Campuchia, đoạn qua
tỉnh dài hơn 110 km, là trục dọc quan trọng của Gia Lai và của cả vùng Tây
Nguyên theo hướng Bắc - Nam; đường Trường Sơn Đông đi qua 7 tỉnh từ Quảng Nam
đến Lâm Đồng, đoạn qua tỉnh dài khoảng 235 km. Gia Lai có mạng lưới đường tỉnh
khá phát triển gồm 11 tuyến với tổng chiều dài gần 540 km đi đến hầu hết các
địa phương trong tỉnh; hiện nay, tất cả các tuyến đường xuống các trung tâm
huyện đã được trải nhựa, 100% số xã có đường đến trung tâm xã vào mùa khô. Hệ
thống đường đô thị của tỉnh có tổng số 656 km, phần lớn đạt tiêu chuẩn đường
cấp III miền núi.
- Đường hàng
không: Năm 2015 ga đã được nâng cấp và mở rộng đường cất hạ cánh và
sân đỗ máy bay. Ga hàng không Pleiku đã nối chuyến đi Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng và ngược lại. Đã tiếp nhận các loại máy bay tầm cỡ lớn như
A320, A321. Các tuyến vận tải và tần suất cũng ngày càng được nâng lên cụ thể:
Đà Nẵng 7 chuyến/tuần, thành phố Hồ Chí Minh 7 chuyến/ngày, Hà Nội 2
chuyến/ngày. Đây là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai nói riêng
và Tây Nguyên nói chung, gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.

2. Cấp
nước
Cấp nước của tỉnh chủ yếu lấy từ nguồn nước
sông, hồ, suối và nguồn nước ngầm qua xử lý để sử dụng cho nước sinh hoạt các
đô thị và dân cư. Hệ thống cấp nước tại các
đô thị được đầu tư góp phần nâng tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch lên
trên 90% và dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 85%.
3. Thuỷ
lợi
Các công
trình thủy lợi đã phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp; trong 5
năm đã xây dựng mới 19 công trình thủy lợi phục vụ tưới 8.000 ha; đến cuối năm
2015 toàn tỉnh có 340 công trình phục vụ tưới 48.000 ha cây trồng.
4. Các dịch vụ ngân
hàng, tín dụng
Ngày càng nâng cao chất lượng, linh hoạt,
an toàn và thuận tiện. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 27 tổ chức tín dụng (7 chi nhánh NHTM nhà nước, 12 ngân hàng
cổ phần, 01 chi nhánh NH chính sách xã hội, 01 Chi nhánh NH phát triển, 6 Quỹ
tín dụng nhân dân; với 110 điểm giao dịch). Các ngân hàng có khả năng huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn bằng
tiền Việt Nam
và ngoại tệ.
5. Bưu
chính viễn thông
Mạng lưới bưu chính viễn
thông của tỉnh đã được đầu tư hiện đại hóa đảm bảo thông tin liên lạc liên tục
trong nước và quốc tế; đảm bảo cung cấp các dịch vụ với độ tin cậy cao. Đến hết năm
2015, toàn tỉnh có 183/184 xã đạt tiêu chí ngành thông tin và truyền thông, số
máy điện thoại bình quân/100 dân năm 2015 đạt 100,53%
6.Cấp điện
Hiện
nay, trên địa bàn tỉnh có nhà máy thủy điện (NMTĐ) Ialy công suất 720 MW (4 x
180 MW), hàng năm cung cấp cho hệ thống điện Việt Nam khoảng 3,6 tỷ Kwh. Đây là
nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất miền Trung, được phát qua trạm biến áp
nâng Ialy-15,75/500 Kv, đấu nối vào trạm 500 Kv Pleiku qua đường dây mạch kép 2
x ACSR 330 x 4, có chiều dài khoảng 20 Km. Các thuỷ điện đã xây dựng và hoàn
thành như: Nhà máy thủy điện Sê San 3, công suất 260MW; Nhà máy thủy điện Sê
San 3A, công suất 108MW, Nhà máy thủy điện Sê San 4, công suất 310MW; Nhà máy
thủy điện Sê San 4a, công suất 63MW…
Toàn
bộ phụ tải của tỉnh Gia Lai được cấp điện chủ yếu từ 5 trạm 110 kV trên địa
bàn, có tổng công suất là 132 MVA, P cực đại là 80MW, gồm có: Trạm 110 kV Biển Hồ (E 41); Trạm 110 kV Diên Hồng
(E 42); Trạm 110 KV Chư Sê (E 50); Trạm 110 kV Ayun Pa (E 44) và Trạm 110 kV An
Khê (E 43).
TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
1. Nông nghiệp - Trồng trọt - Chăn nuôi:
Toàn tỉnh hiện trồng nhiều loại cây công nghiệp, lương
thực như cao su, cà phê, tiêu, điều, mía, ngô, sắn ... trong đó có 79.732 ha cây cà phê, 102.640 ha cao
su, 17.177 ha cây điều, 14.505 ha hồ tiêu, 38.570 ha mía, 51.591 ha ngô, 63.747
ha cây sắn, 4.133 ha cây thuốc lá … Thích hợp để xây dựng nền nông nghiệp sinh
học công nghệ cao
Điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của tỉnh khá phù hợp việc
phát triển diện tích đồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi, đặc biệt là đại gia súc.
Hiện đàn trâu, bò, heo cũng phát triển mạnh, Năm 2015 toàn tỉnh đàn trâu 14.482
con, đàn bò 431.875 con, đàn heo 445.049 con, là môi trường tốt để các nhà đầu
tư lựa chọn đầu tư vào chăn nuôi đại gia súc với qui mô công nghiệp, gắn với
xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản, thuộc da...và
phát triển các loại vật nuôi khác như đà điểu, cừu, hươu sao..

2. Lâm nghiệp:
Tổng diện tích rừng hiện có: 623.281 ha (trong đó, 555.807 ha rừng tự
nhiên, 67.474 ha rừng trồng). Năm 2015, trồng rừng tập trung 2.418 ha trong đó
rừng sản xuất 1.602 ha và rừng phòng hộ, đặc dụng là 815,9 ha. Khóan bảo vệ,
quản lý rừng là 127.984 ha và tỷ lệ rừng che phủ 46,1%. Gia Lai còn có quỹ đất
lớn để phục vụ trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ.
3. Công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp không ngừng phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2015 (giá so sánh năm 2010)là 12.892 tỷ đồng đã khai thác và phát huy tốt
lợi thế các ngành công nghiệp thuỷ điện, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây
dựng, khai khoáng, bước đầu gắn việc xây dựng nhà máy chế biến với vùng nguyên
liệu. Tuy vậy giá trị sản xuất công nghiệp hiện nay chưa tương
xứng với tiềm năng, còn nhiều “dư địa” để phát huy ngành công nghiệp.
4. Công nghiệp chế biến nông sản:
Gia Lai có nhiều loại nông sản với sản lượng lớn như: 201.012 tấn cà phê
nhân, cao su 93.564 tấn mủ khô, tiêu 43.601 tấn, điều 14.057 tấn, thịt trâu bò
hơi 18.605 tấn, thịt heo hơi 41.667 tấn …sản lượng nông sản lớn nên mở ra triển
vọng cho ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển

5. Du lịch:
Với điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như
nhân tạo, Gia Lai có tiềm năng du lịch phong phú, đó là những khu rừng nguyên
sinh với hệ động, thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ. Cùng với sự
hấp dẫn của thiên nhiên, Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân
tộc, có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng hào hùng thể hiện ở các di
tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, làng kháng chiến Stor của anh
hùng Núp, các địa danh Pleime, Ia Răng đã đi vào lịch sử. Tuy vậy, ngành du
lịch ở Gia Lai chưa được khai thác đúng mức. Cùng với việc đi lại, giao lưu
ngày càng thuận tiện, việc đầu tư vào ngành du lịch chắc chắn sẽ là một một
ngành kinh doanh thu hút nhiều nhà đầu tư biết đón đầu cơ hội.
GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ PLEIKU, THỊ XÃ, HUYỆN CỦA
TỈNH GIA LAI
I. THÀNH PHỐ PLEIKU
1. Khái quát
về Thành phố Pleiku
a. Vị trí địa lý: Thành phố Pleiku là
đô thị trung tâm của tỉnh Gia Lai, nằm trên trục giao thông giữa quốc
lộ 14, quốc
lộ 19 nối thông
suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, thuộc vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh
lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Tổng diện
tích tự nhiên là 26.166,36 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã
hội của tỉnh Gia Lai.
b. Diện tích và dân số:
- Diện tích: 260,77 km2,
- Dân số trung bình của thành phố khoảng 227.740 người
c. Đơn vị hành chính: Hiện nay toàn thành phố chia thành 23 đơn vị hành chính cấp xã phường bao
gồm 14 phường và 9 xã, cụ thể:
- 14 phường: Hoa Lư, Yên Đỗ, Ia kring, Diên Hồng, Trà Bá, Hội Phú, Thống
Nhất, Hội Thương, Thắng Lợi, Tây Sơn, Phù Đổng, Chi Lăng, Yên Thế, Đống Đa
- 9 xã: Biển Hồ, Chư HDrông, An Phú, Trà Đa, Diên Phú, Tân Sơn, Ia Kênh,
Chư Á xã Gào.
d. Điều kiện tự nhiên: Pleiku nằm ở độ cao trung bình
700-800 m, cao hơn hẳn độ cao trung bình toàn cao nguyên. Có hai đỉnh cao hơn 1000m là đỉnh Chư Jôr cao 1.042m ở
phí Bắc và đỉnh Chư Hdrông cao 1.028m ở phía Nam.

e. Cơ sở hạ tầng:
Cấp nước: Hiện nay chương trình nước sạch nông thôn
đang được triển khai thực hiện bằng các nguồn vốn định canh định cư, vốn chương
trình nước sạch nông thôn. Khu vực nội thành đã được đầu tư nhà máy xử lý nước
tại Biển Hồ đảm bảo cho 98,7% hộ sử dụng nước sạch. Khu vực nông thôn, những
nơi có điều kiện tập trung đầu tư đưa nước về tại các xã Trà Đa, Biển Hồ, Diên
Phú, Chư Á, còn lại tập trung xây dựng hồ chứa nước, xây dựng giọt nước đưa về
tận thôn, làng bằng nguồn vốn định canh
định cư như xã Tân Sơn, xã Gào, Ia kênh, Chư Hdrông, Chư Á...đảm bảo cho 98,1%
hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Cấp
điện: Hiện phụ tải thành phố Pleiku đang được cấp chủ yếu
bởi 2 nguồn điện chính là Trạm 110KV Biển Hồ và Trạm 110KV Diên Hồng. Với 2
trạm 110KV tổng công suất 115MVA hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu phụ tải của
thành phố. Các trạm 110KV có mức độ mang tải vừa phải (42,2 – 84,9%).
Hệ thống lưới điện thành phố có đường dây 35kV ngành điện
50,65km, đường dây 22kV ngành điện 262,052km, đường dây 0,2-0,4kV ngành điện
630,46km. Cáp ngầm trung thế ngành điện 4,441km, cáp ngầm hạ thế ngành điện
1,28km. Trạm biến áp 35,22/0,4kV ngành điện 368 trạm, tổng dung lượng 86.185,5kV.
Trạm biến áp trung gian: 2 trạm dung lượng 16.900kVA. Với công suất các trạm
hiện nay đảm bảo cung cấp điện cho 100% số hộ trên địa bàn thành phố.
Hệ thống thông tin liên lạc đang được mở rộng đầu tư nâng cấp, đến nay đã
phủ sóng thông tin toàn bộ 23/23 xã, phường, thôn, làng, bản. Sân bay
được đầu tư nâng cấp để tiếp đón máy bay hạng nặng với các chuyến bay đi: TP Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Hải Phòng.
Thành phố
hiện đang có rất nhiều trường học. Trong đó nổi bật là trường
THPT Chuyên Hùng Vương, THCS Nguyễn Du, THCS Trưng Vương, Trường Cao đẳng Sư
phạm, Phân viện Đại học Nông lâm TP HCM,...
2. Tiềm năng thế mạnh của thành phố:
Thành phố cũng đã tập trung triển khai Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã góp phần làm cho bộ mặt các xã
của thành phố thay đổi, rút ngắn dần khoảng cách giữa các phường trung tâm và
xã vùng ven.
Đặc biệt, năm 2014 thành phố đã và đang triển khai lập
điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Pleiku đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050. Đây là quy hoạch được đầu tư cơ bản, lâu dài và bền vững. Trong đó nhấn
mạn việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng để đủ điều kiện nâng cấp
Pleiku thành đô thị loại I trước năm 2020. Từ năm 2030 trở đi, thành phố tiếp
tục đẩy mạnh, phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, đảm bảo vững chắc các
tiêu chí đô thị loại I. Kinh tế phát triển theo hướng dịch vụ thương mại-công
nghiệp. Lúc này, đô thị sẽ được xây dựng một cách khoa học, áp dụng phương pháp
tiên tiến phù hợp với điều kiện tự nhiên đồi núi, rừng và tập quán của địa
phương, bảo vệ môi trường sinh thái. Đến năm 2050, TP. Pleiku sẽ là thành phố
lớn với quy mô dân số khoảng 1 triệu người, có vị trí quan trọng trong hệ thống
đô thị quốc gia và có ảnh hưởng trong khu vực Tam giác phát triển Việt
Nam-Lào-Campuchia. Lúc đó, Pleiku đóng vai trò là một trong những trung tâm phát triển
chính của khu vực Bắc Tây Nguyên, có đầy đủ điều kiện để tạo sức hút đầu tư lớn
và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trên một số lĩnh vực như: du lịch, giáo
dục, y tế, môi trường, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhiều công
trình có quy mô khá lớn và hiện đại như: Quảng trường Đại Đoàn Kết, tượng đài
Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, quốc lộ 14 và 19 đoạn qua TP. Pleiku, Sân
bay Pleiku, Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, Siêu thị Co.op Mart, chung cư Hoàng
Anh, trụ sở Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cao ốc Đức Long, Bệnh viện Quân y 211,
Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh-Hoàng Anh Gia Lai, Sân vận động Pleiku,
khu vui chơi giải trí Đồng Xanh, hồ Diên Hồng... góp phần nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc Pleiku, đã làm cho TP. Pleiku có một
vóc dáng mới ngày càng khang trang, hiện đại hơn.
II. THỊ XÃ AN KHÊ
1. Khái quát về thị xã An Khê
a. Vị trí địa lý: Thị xã An Khê nằm trên quốc lộ 19 từ thị
trấn Bình Định (An Nhơn) đi Pleiku, cách Pleiku 90 km, cách Quy Nhơn
79 km. Nằm giữa 2 đèo An Khê (Giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Mang
Yang (Giáp với huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai)
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Định,
- Phía Tây và Nam giáp huyện Đắk Pơ,
- Phía Bắc giáp huyện K'Bang và tỉnh Bình Định.
b. Diện tích và dân số:
- Diện tích: 20.065,21ha.
- Dân số của thị xã khoảng 67.435 người
c. Đơn vị hành chính: Thị xã An Khê có 11 đơn vị hành chính bao gồm 6
phường: An Bình, An Phú, An Phước, An Tân, Ngô Mây, Tây Sơn và 5 xã: Cửu An, Song An, Thành An, Tú An, Xuân An.
d. Điều kiện tự nhiên: An Khê nằm ở sườn phía đông của dãy Trường Sơn,
trên bậc thềm chuyển tiếp giữa Cao nguyên và miền duyên hải Trung bộ, nên có
khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia hai mùa: mùa mưa từ tháng 6 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 23oc,
độ ẩm trung bình 81%, lượng mưa trung bình năm từ 1.200mm - 1.750mm; tốc độ gió
trung bình 3,5m/s, hướng gió chính là đông bắc - tây nam.
An Khê có
dòng sông Ba chảy ngang qua khu vực trung tâm thị xã và chảy xuống vùng duyên
hải miền trung nên có vị trí khá quan trọng trong việc cân bằng sinh thái khu
vực Tây Nguyên và các tỉnh ven biển miền Trung, đây cũng là nguồn thuỷ năng
phong phú cho sản xuất thuỷ điện

e. Cơ sở hạ tầng:
- Cơ sở hạ tầng tương đối
phát triển: hệ thống điện nước đã về các xã, có bưu điện, ngân hàng, trường
học, cơ sở y tế…
- Đường đến
An Khê tương đối thuận lợi, có quốc lộ 19 nối vùng duyên hải miền Trung với Tây
Nguyên và đông bắc Campuchia; tỉnh lộ 669, 674 nối An Khê với các huyện phía
đông của tỉnh... với các trục đường huyết mạch qua thị xã đã tạo cho An Khê có
được vị thế để trở thành đô thị trung tâm, đầu mối giao lưu kinh tế - văn hóa
xã hội của tỉnh.
2. Tiềm năng thế mạnh của thị xã:
Các loại cây trồng như
mía, mì… tiếp tục được xác định là cây trồng chủ lực của thị xã. Năm 2015, tổng
diện tích gieo trồng 9.483ha, tổng sản lượng lương thực 7.453 tấn. Các chương trình, dự án ứng dụng khoa học-công nghệ được
triển khai đã thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và lợi
nhuận trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn.
Cùng
với phát triển nông nghiệp, các lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch
vụ cũng phát triển khá nhanh và đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu
dùng của nhân dân. Trên địa bàn thị xã hiện có 1 doanh nghiệp nhà nước, 2 công
ty cổ phần có vốn tham gia của nhà nước dưới 50%, hơn 122 doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đã và đang tạo ra nhiều việc làm mới,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. 5 năm qua, toàn thị
xã cũng đã tạo việc làm cho hơn 11.000 lao động; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
tăng từ 25% năm 2011 lên hơn 30% năm 2015.
Đặc
biệt, An Khê được các nhà khảo cổ học Nga nghiên cứu, khảo sát, phát hiện các
di tích khảo cổ học đã được khai quật, nhiều công cụ ghè đẽo thô sơ, đặc biệt
với các rìu tay điển hình và các mảnh Tectit trong tầng văn hóa ổn định, với
niên đại bước đầu được xác định trong khoảng 77-80 vạn năm trước. Trong ngày
31/10 và 01/11/2016 Viện Hàn Lâm Khoa
học xã hội Việt Nam, Viện khảo cổ học Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Gia
Lai tổ chức Hội thảo quốc tế về “Thời đại đá cũ ở Việt Nam trong bối cảnh khu
vực”. Công cuộc khai quật nghiên cứu kỹ nghệ công cụ cuội An Khê mới bắt đầu và
sẽ được tiếp tục trong nhiều năm nữa theo chương trình hợp tác Việt – Nga.
Trong tương lai gần An Khê sẽ là trung tâm nghiên cứu lịch sử văn hóa nhân loại
ở tầm quốc gia và quốc tế; là điểm du lịch hấp dẫn của Gia Lai.
III. THỊ XÃ AYUNPA
1. Khái quát về thị xã Ayun
Pa
a. Vị trí địa lý:
Thị xã Ayun Pa nằm ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai:
- Phía Đông
giáp huyện Ia Pa và
huyện Krông Pa;
- Phía Tây
giáp huyện Phú Thiện;
- Phía Nam
giáp huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk;
- Phía Bắc
giáp huyện Phú Thiện và huyện Ia Pa.
b. Diện tích và dân số:
- Diện tích tự nhiên của
toàn thị xã là 28.718 ha.
- Dân số toàn thị xã khoảng
là 37.010 người.
c. Đơn vị hành chính: Thị xã Ayun Pa có 8 đợn vị hành chính: Phường Cheo Reo, phường
Hòa Bình, phường Đoàn Kết, phường Sông Bờ, xã Chư Băh, xã Ia Rbol, xã Ia R’Tô,
xã Ia Sao.
d. Điều kiện tự nhiên: Thị xã Ayun Pa là cửa ngõ phía
Đông Nam
của tỉnh. Có độ cao trung bình từ 200m
đến 250m so với mặt nước biển và nằm trên địa hình vùng trung du Cao Nguyên Gia
Lai, nơi đây có địa hình là cụm đồi núi phía Đông Bắc và Tây Nam, là khu vực
giàu tiềm năng về kinh tế đồi rừng, đồng thời cũng là một vùng thung lũng với
các đặc trưng của khí hậu nóng, khô, có nhiều ánh nắng.
Đặc điểm khí hậu và thời
tiết: thị xã Auyn Pa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mang những đặc tính chung của khí hậu vùng Tây Nguyên, nhiệt độ bình quân hàng
năm 25,5oC , nhiệt độ cao nhất 40,8oC, nhiệt độ thấp nhất
hàng năm 8,5oC.
Khí hậu hàng năm chia làm 2
mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, tháng có mưa nhiều nhất trong năm
là tháng 10 và tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa
trung bình hàng năm 1.225mm, số ngày mưa trung bình hàng năm 144 ngày, có thể
gây lũ quét.
Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng
của đặc điểm địa hình dãy núi phía Đông Bắc và Tây Nam án ngữ, ngăn cản 2 luông
gió mùa thổi vào nên khí hậu thị xã khác so với các huyện, thị, thành phố trong
tỉnh: Nhiệt độ cao hơn, lượng mưa nhỏ hơn, mùa đông ấm hơn, không khí có độ ẩm
cao hơn.
Thủy văn: hệ thống thủy văn
của thị xã Ayun Pa có nhiều sông suối chảy qua; hệ thống này
đóng vai trò rất quan trọng đối với nông nghiệp, dự trữ nguồn thủy năng rất
lớn. Trên địa bàn thị xã có 2 con sông chính chảy qua và một số suối chính như
suối Ia Hiao, Ia Rbol và các suối nhỏ khác.

e. Cơ sở hạ tầng:
- Cơ sở hạ tầng tương đối
phát triển: hệ thống điện nước đã về các xã, có bưu điện, ngân hàng, trường
học, cơ sở y tế…
- Về giao
thông: Có các đường giao thông thuận lợi nối
liền với các tỉnh duyên hải miền trung và khu vực Tây Nguyên, tạo nên điều kiện
thuận lợi về thông thương và phát triển các loại hình dịch vụ.
2. Tiềm năng thế mạnh của thị xã:
Thị xã Ayun Pa có các loại giống đạt năng suất, chất
lượng cao chủ lực như: lúa, bắp, mía, thuốc lá. Hiện nay, địa phương đang tăng cường
cơ giới hóa trong nông nghiệp từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm bón và thu
hoạch để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí trong sản xuất. Khuyến khích
các hộ nông dân chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng
cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc.
Với các
tiềm năng về đất đai, khoáng sản và du lịch, chính quyền thị xã đang chú trọng
việc kêu gọi các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư vào địa bàn,
trong đó có Cụm tiểu thủ công nghiệp Ia Sao, thị xã Ayun Pa quy mô 15 ha đã
được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt.
Thị xã đã đề ra các chương trình, mục tiêu
kinh tế - xã hội để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa
phương: phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng
công nghệ sinh học để tăng năng suất, chất lượng, sản lượng, hướng đến cánh
đồng đạt 50 - 100 triệu đồng/ha; phát triển ổn định
vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến các sản phẩm nông
nghiệp. Đẩy mạnh xây dựng kinh tế đô thị, nếp sống văn minh đô thị; quy hoạch
phát triển đô thị Ayun Pa hiện đại với tầm nhìn đến năm 2020, hướng
đến 2030.
IV. HUYỆN IAGRAI
1. Khái quát về huyện IaGrai
a. Vị trí địa lý:
- Phía Bắc
giáp với huyện Chư Păh
- Phía Đông
giáp thành
phố Pleiku
- Phía Nam
giáp huyện Đức Cơ.
- Phía Tây
giáp với tỉnh Ratanakiri Campuchia.
Huyện cách
thành phố Pleiku về phía Tây theo tỉnh lộ 664 khoảng 20km
b. Diện tích và dân số:
- Diện tích: IaGrai rộng 111.960 ha;
- Dân số: 97.221 người
c. Đơn vị hành
chính: Toàn huyện có 13 xã,
thị trấn với 150 buôn làng, khối phố, gồm 1 thị trấn Ia Kha và 12 xã: Ia Bă, Ia Chia, Ia Dêr, Ia
Grăng, Ia
Hrung, Ia Khai, Ia Krai, Ia O, Ia Pếch, Ia Sao,Ia Tô, Ia Yok.
d. Điều kiện tự
nhiên: Địa hình Ia Grai nằm ở
phía Tây cao nguyên đất đỏ Pleiku, tiếp giáp với vùng núi thấp Nam Sa Thầy ở
phía Tây Bắc và vùng đồi núi thấp khu vực biên giới Campuchia ở phía Tây. Ranh
giới giữa cao nguyên và vùng núi thấp là sông Ia Grai và sông Sê San. Địa hình
chung: thoải dần từ Đông sang Tây, trong phạm vị ranh giới Ia Grai có hai dạng
địa hình chính là: địa hình cao nguyên phân bố ở khu vực trung tâm và phía Đông
của huyện, chiếm 55,8% tổng diện tích tự nhiên; Địa hình đồi núi thấp phân bố ở
phía Bắc và Tây Nam huyện, chiếm 43,1% tổng diện tích tự nhiên.
Đặc điểm khí hậu và thời tiết: Ia Grai
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa cao nguyên, có đặc điểm nhiệt và ẩm
khá phong phú nhưng phân hóa sâu sắc theo mùa và tương đối theo không gian (địa
hình, độ cao). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng
mưa cả năm, mưa lớn tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với cường độ lớn nên thường
gây xói lở đất và lũ quét ven sông suối. Đây là mùa mà cây trồng sinh trưởng,
phát triển tốt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian kéo dài,
lượng mưa ít, lại gặp gió Đông Bắc khô, hanh nên rất khô hạn, làm ảnh hưởng đến
sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân. Mùa khô là mùa thu hoạch cà
phê và vụ mùa chính của cây hàng năm, khí hậu khô, nắng nhiều thuận lợi cho
việc phơi sấy sản phẩm, thích hợp với đặc điểm ngừng sinh trưởng để cây cà phê
phân hóa mầm non và cây cao su thay lá, bắt đầu một chu kì sinh trưởng mới.
Nguồn nước, thủy văn Hệ thống sông suối của huyện Ia Grai bắt nguồn và chảy
trên sườn Tây của cao nguyên Bazan Pleiku, có lượng mưa lớn, tầng thổ nhưỡng
rất dày, thảm thực vật chủ yếu là cây lâu năm nên nguồn nước khá dồi dào, địa
hình thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa, đập dâng nhỏ, lấy nước bơm tưới cho cà
phê trên đỉnh đồi và tự chảy cho lúa nước trên địa hình thấp ven sông. Vùng hạ
lưu các sông suối dốc, nhiều ghềnh thác thuận lợi cho xây dựng các công trình
thủy điện nhỏ. Nguồn nước ngầm ở Ia Grai có lưu lượng khá, chất lượng tốt, cần
có kế hoạch khai thác hợp lí bằng các công trình giếng khoan để lấy nước cung
cấp trực tiếp cho sản xuất và sinh hoạt.

e. Cơ sở hạ tầng:
- Cơ sở hạ tầng tương đối phát triển: hệ thống điện nước đã về các xã,
có bưu điện, ngân hàng, trường học các cấp, cơ sở y tế…đáp ứng tốt nhu cầu của
người dân.
- Giao thông thuận lợi tạo điều kiện phát triển thương
mại
2. Tiềm năng thế
mạnh của huyện:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,7% (năm
2015), qui mô nền kinh tế tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tổng
vốn đầu tư phát triển đạt 4.551 tỷ đồng, các công trình kết cấu hạ tầng được
chú trọng đầu tư; dự kiến đến cuối năm 2015, toàn huyện có 1 xã đạt chuẩn nông
thôn mới, vượt 1 xã so với kế hoạch, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
Diện tích cây lương thực có hạt: 5.134 ha, diện tích lúa: 4.630 ha, diện
tích cây ngô: 503,8 ha, diện tích sắn: 4.731 ha và các cây hàng năm khác 15 ha.
Đặc biệt trên địa bàn huyện có diện tích cây lâu năm như cà phê, cao su, điều
rất lớn: diện tích cà phê: 17.102 ha, cây cao su: 14.583 ha, cây điều: 5.257
ha. Đây là một nguồn nguyên liệu có tiềm năng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp qua chế biến, sản xuất nông, lâm nghiệp.
V. HUYỆN ĐĂK PƠ
1. Khái quát về
huyện Đak Pơ
a. Vị trí địa lý:
Phía
đông giáp thị xã An Khê
Phía
tây giáp huyện Mang
Yang
Phía nam giáp huyện Kông Chro
Phía bắc giáp huyện K'Bang và Thị xã An Khê.
b. Diện tích và dân số:
- Diện tích tự nhiên 50.373
ha
- Dân số: 41.917 người
c. Đơn vị hành chính: Toàn huyện có 8 xã bao gồm: Đak
Pơ, Phú An, Tân An, Cư An, Ya Hội, Yang Bắc, An Thành, Hà Tam.
d. Điều kiện tự nhiên:
Đak Pơ nằm ở sườn phía Đông
dãy Trường Sơn, trên bậc thềm chuyển tiếp giữa
Cao nguyên và miền duyên hải Trung bộ, nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao
nguyên.
Đặc điểm khí hậu và thời
tiết: Mùa mưa thường đến muộn và kết thúc sớm hơn
các huyện Tây Trường Sơn từ 1 – 2 tháng. Trong năm có hai mùa: mùa mưa kéo dài
từ tháng 06 đến tháng 11, có khi kéo dài đến tháng 12, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 5 năm sau, khô nhất vào tháng 2 và tháng 3.
Hướng gió của mùa khô là
hướng Đông Bắc, mùa mưa là Tây Nam.
Tốc độ gió thông thường là 3 – 3,5m/s, cao nhất có thể lên đến 20 m/s.
Nhìn chung khí hậu và thời
tiết của huyện có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng
với nhiều loại cây trồng, nhiều vụ trong năm. Bên cạnh đó lượng mưa không đều
giữa các tháng làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của dân cư trong vùng.

e. Cơ sở hạ tầng:
- Có hệ thống điện nước đã
về các xã, có bưu điện, ngân hàng, trường học các cấp, cơ sở y tế…đáp ứng tốt
nhu cầu của người dân.
Xây dựng kết cấu hạ tầng,
chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh, cơ sở hạ tầng vùng nông thôn rất được nhà
nước quan tâm. Hiện có các đường giao thông
thuận lợi tạo nên điều kiện thuận lợi về thông thương.
2. Tiềm năng thế mạnh của huyện:
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển
đổi theo hướng giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công
nghiệp – xây dựng cơ bản và dịch vụ trong giá trị sản xuất.
Bước đầu hình thành các vùng
chuyên canh cây công nghiệp như mía, mì và các loại cây hoa màu khác có giá trị
hàng hóa phát triển mạnh. Tổng đàn trâu có 616
con, tổng đàn bò có 14.916 con, đàn lợn có 11.710 con, gia cầm có 61.120 con,
đàn dê có 2.210 con.
Tình hình sản xuất nông, lâm
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có chiều hướng phát triển, từng bước
chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ tạo đà thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo.
VI. HUYỆN IA PA
1. Khái quát về huyện Ia Pa
a. Vị trí địa lý:
Bắc giáp: các huyện Chư Sê, Mang Yang, Kông Chro.
Nam giáp: huyện Krông
Pa.
Đông giáp:
huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Tây giáp:
huyện Phú Thiện, thị xã Ayun
Pa.
b. Diện tích và dân số:
- Diện
tích: 868.5 Km2
- Dân số khoảng: 53.303
người
c. Đơn vị hành chính: gồm 09
xã: Xã Ia Kdăm, Xã Chư Mố, Xã Ia
Tul, Xã Ia Broăi, Xã Pờ Tó, Xã Chư Răng, Xã Kim Tân, Xã Ia Mrơn, Xã Ia
Trôk
d. Điều kiện tự nhiên:
Huyện Ia Pa nằm về phía Đông
Nam
của tỉnh Gia Lai. Địa hình xen kẽ với núi đồi thấp, đất dốc, sông ngòi, đất bãi
bồi và cánh đồng lúa nước hai vụ. Huyện nằm trong vùng thung lũng lòng chảo
thấp và kín gió nên nhiệt độ ở đây khá cao, độ ẩm thấp, lượng mưa thấp. Với
điều kiện tự nhiên như trên, huyện có rất ít lợi thế về phát triển nông, lâm
nghiệp, thích hợp với các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, nhất
là cây lương thực như lúa, ngô… cây công nghiệp ngắn ngày như bông, sắn, mía,
đậu…và chăn nuôi bò thịt.

e. Cơ sở hạ tầng:
- Cơ sở hạ tầng còn nghèo
nàn, chưa phát triển: có hệ thống điện nước nhưng vẫn chưa về được hết với các
đồng bào vùng sâu vùng xa, có bưu điện, ngân hàng, trường học, cơ sở y tế…chỉ
đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân.
- Có đường giao thông thuận lợi nối liền với thị xã Ayun Pa, đi qua huyện
KongChro đến thị xã An Khê, quốc lộ 19 và nhập vào quốc lộ 1.
2. Tiềm năng thế mạnh của huyện:
Gần 59.000 ha đất lâm nghiệp, trên 30.000 ha đất nông nghiệp (trong đó
lúa nước thủy lợi trên 9.185 ha), diện tích ngô hàng năm gần 2.890 ha, diện
tích sắn trên 5.666 ha và trên 13.000 ha đất khá màu mỡ phù hợp với nhiều loại
cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây thuốc lá, mía…;
Giao thông thuận lợi, nguồn lao động tại chỗ dồi dào và giá nhân công
rẻ… là những lợi thế của huyện để phát triển các ngành công nghiệp, nông
nghiệp, lâm nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có xã Chư Mố được xác định là cái nôi
của người dân tộc thiểu số Ja Rai, có điểm dừng chân của khách du lịch nước
ngoài tại làng Blôm, xã Kim Tân. Đây là lợi thế của địa phương cho việc phát
triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch văn hóa.
Trong những năm qua có một số doanh nghiệp tại các địa phương đã tiếp
cận và đầu tư ở một số ngành, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể: Công ty mía
đường Gia Lai đầu tư cho nông dân trồng mía; Công ty thuốc lá BAT-Vinataba,
công ty thuốc lá Khatoco Khánh Hòa đầu tư cho người nông dân trồng thuốc lá;
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư trồng cao su; tập đoàn Đức Long Gia Lai đầu
tư khai thác quặng chì, kẽm.
VII. HUYỆN KRÔNG PA
1. Khái quát về huyện Krông
Pa
a. Vị trí địa lý:
Bắc giáp:
huyện Ia Pa; huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú
Yên.
Nam giáp: huyện Ea Kar, tỉnh
Đăk Lăk.
Đông giáp: huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
Tây giáp: huyện Ea Hleo, Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk; thị xã Ayun Pa
b. Diện tích và dân số:
- Diện
tích: 1.623,66 Km2.
- Dân số: 79.640 người. Mật độ dân số: 49,5 người/km2
c. Đơn vị hành chính: 14 (1 thị trấn, 13 xã).
Thị
trấn: Phú Túc.
Các
xã: Uar, Ia Rsươm, Ia Rmok, Chư Rcăm, Ia Dreh, Krông Năng, Ia Rsai, Chư Drăng,
Ia Mlah, Chư Gu, Đất Bằng, Phú Cần, Chư Ngọc.
d.
Điều kiện tự nhiên:
Huyện Krông Pa ngày nay
thuộc vùng trũng Cheo Reo-Phú Túc, có cấu tạo địa chất khá phức tạp, bao gồm 2
nhóm đất chính là bồi tích phù sa và trầm tích hỗn hợp, là kiểu địa hình đồng
bằng tích tụ-bóc mòn, với các dạng địa hình bậc thềm và bãi bồi chiếm diện tích
chủ yếu, nhưng quá trình tích tụ ở đây hạn chế hơn so với khu vực Cheo Reo. Do
còn thuộc địa hình thung lũng giữa núi, nên trong vùng còn có dạng địa hình đồi
núi sót chiếm diện tích nhỏ, xen lẫn vùng đất bằng. Thung lũng Krông Pa
phân bố dọc theo các sông suối, ít bị chia cắt, khá bằng phẳng, được bao phủ
bởi lớp phù sa cũ và mới.
Ngoài địa hình trũng, rìa phía đông nam Krông
Pa có 2 dãy núi cao là Chư Jú
Dlêiya và Chư Dlêiya. Địa hình Krông
Pa có dạng đồi hoặc núi thấp
nhưng lượn sóng mạnh và chia cắt sâu.
Đặc điểm khí hậu và thời
tiết: Krông Pa mang tính chất nhiệt đới hơi khô. Do có
địa hình núi án ngữ, che chắn hướng gió từ đông và tây nam nên đặc điểm khí hậu
của huyện Krông Pa có phần khác với các vùng khác ở Tây Nguyên và Gia Lai. Khí
hậu Krông Pa
có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Ở độ cao trung bình 140 m so với mặt nước
biển, Krông Pa là bậc thềm quan trọng, án ngữ trên quốc lộ 25- một trong những
cửa ngõ nối đồng bằng ven biển miền Trung ở phía đông với cao nguyên Pleiku ở
phía tây. Mật độ sông suối của Krông
Pa không lớn. Huyện bị chia cắt
thành 2 vùng bởi dòng sông Ba chảy từ tây xuống đông.

e. Cơ sở hạ tầng:
Huyện Krông Pa dự kiến sẽ thực hiện cứng hóa 16 công trình
đường giao thông nông thôn (tổng kinh phí khoảng 11,6 tỷ đồng) và dành khoảng
21,696 tỷ đồng đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, tu bổ các tuyến đường giao thông
tại các xã. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn tỉnh phân cấp, ngành chức năng huyện đang
tiến hành thi công hệ thống kênh tưới đập dâng Uar và sửa chữa một số tuyến
kênh. Trích một phần nguồn vốn hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa, đầu tư kiên
cố hóa kênh mương hồ nước Phú Cần, phấn đấu đến cuối năm 2015, toàn huyện có
8/13 xã đạt chuẩn tiêu chí về thủy lợi...
Đối
với tiêu chí điện nông thôn, bưu điện, Krông Pa hiện có 13/13 xã hoàn thành các
tiêu chí này. Các xã đều có điện đến trung tâm với tỷ lệ 98,6% hộ sử dụng điện
thường xuyên, an toàn; các điểm phục vụ bưu chính ở xã hoạt động tốt, có
internet và phục vụ thư báo kịp thời. Về giáo dục, tỷ lệ các xã có trường đạt
chuẩn quốc gia theo nông thôn mới là 7/13 xã, đạt 53,8%; 100% các xã đạt phổ
cập giáo dục tiểu học; 7/13 xã bao gồm: Phú Cần, Ia Mláh, Ia Rmok, Ia Rsươm,
Uar, Chư Drăng, Chư Ngọc có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học (THPT, bổ túc,
học nghề) đạt 53,8%. Huyện đang tiếp tục đầu tư, xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia, thư viện đạt chuẩn theo quy định.
2. Tiềm năng thế mạnh của
huyện:
Đất đai
vùng Krông Pa gồm nhiều loại trên nền đá bazơ, đất phù
sa có màu nâu xám, tầng mặt có độ dày khoảng 20-25cm. Các tầng tiếp theo có màu
vàng xen màu gỉ sắt. Các tầng đất có độ dày mỏng khác nhau, với các nhóm đất
chính: đất nâu sẫm trên đá bazan, đất đen phù sa cổ, đất đen, chủ yếu là đất
phù sa bồi tụ của các sông suối. Ngoài ra còn có loại đất vàng xám trên đá hỗn
hợp, phân bố rải rác ở phía tây bắc, 2 rìa sườn nam và bắc của vùng.
Cùng với
việc đẩy mạnh hoạt động xây dựng cơ bản, những năm qua, huyện Krông Pa đã tập
trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất lúa,
màu có hiệu quả cao, chú trọng cả ba hình thức thâm canh, luân canh và xen canh
các loại cây nông nghiệp như lúa, bắp, mè, mì, thuốc lá... Huyện đã quy hoạch
chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả để xây dựng vùng lúa năng suất, chất
lượng, hiệu quả cao nhằm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích gieo trồng. Song
song với phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện còn tập trung phát triển ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ nhằm tăng tỷ trọng công nghiệp, tạo điều kiện cho các ngành, nghề công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn mở rộng và phát triển nhanh như:
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng, các nghề sản xuất đồ mộc xây dựng, tạo việc
làm và tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động mỗi năm, đưa giá trị sản xuất công
nghiệp của huyện tăng nhanh. Việc huy động nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng
quan tâm, tạo được diện mạo mới trong bộ mặt nông thôn. Trên địa bàn ngày càng
có nhiều công trình thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
VIII. HUYỆN K’BANG
1. Khái quát về huyện K’bang
a. Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp huyện Kon Plông (Tỉnh Kon Tum).
- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
- Phía Nam giáp thị xã An Khê và huyện Đăk Pơ.
- Phía Tây giáp huyện Mang Yang và Chư Păh.
b. Diện tích và dân số:
- Diện
tích: 1.840, 92 km2.
- Dân
số: 67.964 người.
c. Đơn vị hành chính: 14 (1 thị trấn, 13 xã).
-
Thị trấn: K’Bang.
- 13 xã: xã Đăk Rong, xã Sơn Lang, xã Kon Pne, xã Krong, xã Sơ
Pai, xã Lơ Ku, xã Nghĩa An, xã Tơ Tung, xã Kông Lơng Khơng, xã Đăk Hlơ, xã Kông
Bờ La, xã Đak Smar, xã Đông.
d. Điều kiện tự nhiên: K'Bang là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh
Gia Lai và ở phía Đông dãy Trường Sơn.
KBang có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của cả hai vùng khí hậu: Duyên hải và Tây nguyên, có nền nhiệt
độ khá cao và điều hoà, mưa nhiều và phân bố tương đối đều trong năm, mùa khô
ngắn (3-4 tháng) và không gay gắt.

e.
Cơ sở hạ tầng:
Hầu hết các
tuyến giao thông huyết mạch đều được bê tông hóa, nhựa hóa và kết nối thông
suốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương, 100% xã có nhà văn
hóa; 95,8% thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hóa. Bên cạnh đó, trường học được
đầu tư xây dựng và kiên cố hóa đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hiện nay, trên địa
bàn huyện có 53 trường học (tăng 6 trường học so với đầu nhiệm kỳ), có 17/53
trường đạt chuẩn quốc gia (vượt 88,8% nghị quyết, tăng 13 trường so với đầu
nhiệm kỳ). 14/14 xã, thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng. Mạng lưới y
tế được đầu tư xây dựng đã đáp ứng được nhu cầu khám-chữa bệnh cho nhân dân.
Huyện K'Bang có đường 669 A nối Quốc lộ
19 từ An Khê qua thị trấn Kbang đến Quốc lộ 24 tại Kon Plông. Đoạn từ thị xã An
Khê đến thị trấn Kbang dài 29,8 km. Đường 669 B Đường Trường Sơn Đông qua huyện
K'Bang từ ranh giới xã Tơ Tung-Kông Lơng Khơng, theo đường huyện Tơ Tung về thị
trấn Kbang và theo đường tránh phía tây sông Ba nối liền với tỉnh lộ 669 A đi
Kon Plong tỉnh Kon Tum, tổng chiều dài đi qua huyện 80 km. Đường đạt tiêu chuẩn
cấp IV MN.
2.
Tiềm năng thế mạnh của huyện:
KBang là một vùng đất có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tiềm
năng về nhiều mặt:
Phong phú về tài nguyên rừng (thực vật và động vật). Nguồn tài nguyên
này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc cung cấp gỗ, bảo vệ môi trường,
nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.
Đất đai: với lớp phủ thổ nhưỡng phần lớn có tầng dày tốt, độ phì cao,
không chỉ là nền đất cho thảm rừng giàu có phát triển mà còn là một phần diện
tích để tạo nên những khu vực canh tác tốt. Đặc biệt là đất Bazan thích hợp cho
phát triển những cây công nghiệp có giá trị kinh tế, ưu thế về cạnh tranh như:
Cà phê, ca cao, dược liệu (Sa nhân tím…), mía, đậu đỗ, rau quả chất lượng
cao...
Khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Hệ thống
sông suối dày đặc, phân bố khá đều, có nguồn sinh thuỷ dồi dào quanh năm, có
nhiều ghềnh thác, đủ điều kiện xây dựng các công trình thuỷ điện, các đập dâng
và hồ chứa loại vừa và nhỏ cung cấp điện và nước tưới cho sản xuất và sinh
hoạt.
Khoáng sản ở KBang khá phong phú, đặc biệt là vùng mỏ Bauxít trữ lượng
806 triệu tấn trên cao nguyên Kon Hà Nừng; mỏ sắt ở xã Đông, Lơ Ku; các mỏ đá
Bazan, đá Granit, đất sét, cát sỏi ở vùng rìa cao nguyên đất đỏ và vùng trũng
phía Nam là các khoáng sản đang trong thời kỳ khai thác và thăm dò chuẩn bị
khai thác.
KBang hiện có 3 hồ thủy điện lớn và 28 hồ đập thủy lợi nhỏ. Các hồ chứa
lớn của huyện có thể kể đến hồ Kanak (1.800 ha), hồ B thủy điện Vĩnh Sơn thuộc
xã Sơn Lang (1.000 ha), hồ C thủy điện Vĩnh Sơn tại xã Đắk Rong (320 ha), hồ
Buôn Lưới (26 ha) thuộc xã Sơ Pai và một số diện tích mặt nước (ao đào, hồ, đầm
tự nhiên qua cải tạo) hiện nay đang nuôi thủy sản.
Ngoài ra KBang là huyện căn cứ Cách mạng, đang được Chính phủ chọn làm
huyện điểm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và
huyện điểm về Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
IX.
Huyện Chư Pưh:
1.
Khái quát về huyện Chư Pưh:
a. Vị trí địa lý:
Huyện Chư Pưh là cửa ngõ phía Nam tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố
Pleiku khoảng 70 km về phía Đông Nam. Có tọa độ địa lý và ranh giới
hành chính như sau:
Tọa độ địa lý:
- Từ 13o22’39’’ - 13o37’41’’
vĩ độ Bắc
- Từ
107o16’71’’ - 108o18’55’’ kinh độ Đông
Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:
- Bắc giáp: huyện Chư Sê
- Nam giáp: tỉnh Đăk Lăk.
- Đông giáp: các huyện Chư Sê, Phú Thiện.
- Tây giáp: huyện Chư Prông
b. Diện tích và dân
số:
- Diện
tích: 718,92 km2
- Dân số: 70.028
người. Mật độ dân số: 97,67 người/km2
c. Đơn vị hành
chính cấp xã, trị trấn: 09 (1 thị trấn, 08 xã).
- Thị trấn: Nhơn Hòa.
- Các xã: Chư
Don, Ia Dreng, Ia Hrú, Ia Rong, Ia Hla, Ia Blứ, Ia Phang, Ia Le. Trong đó có 04
xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (CT135).
d. Điều kiện tự nhiên:
- Địa
hình: Huyện Chư Pưh nằm về phía Nam cao nguyên Pleiku và khu vực phía Đông Bắc
vùng bán bình nguyên Ea Suop, bề mặt cao nguyên có hình vòm không cân xứng,
đường phân thủy tương đối bằng và trùng với quốc lộ 14, chia huyện Chư Pưh
thành 02 sườn dốc đông và tây.
- Đất đai:
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 71.892
ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 30.639 ha, đất
lâm nghiệp 32.189 ha, còn lại là các thành phần đất khác… Đất đai của huyện chủ
yếu là đất đỏ bazan (một số vùng có đất xám và bạc màu, đất xói mòn…) rất thuận
lợi cho việc phát triển nông nghiệp, trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày
và cây lương thực ngắn ngày.
- Khí hậu:
Khí hậu huyện Chư Pưh nóng, ẩm thích hợp với cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc
nhiệt đới ẩm như: cà phê, cao su, tiêu, bò thịt; nhiệt độ trung bình 21oC
– 23oC, lượng mưa 1.500 – 2.000 mm, ít bão, tốc độ gió là 3 – 4m/s,
thuận lợi cho cây trồng phát triển.

e. Cơ sở hạ tầng:
Huyện Chư Pưh nằm ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh
Gia Lai, địa hình bằng phẳng, có Quốc lộ 14 thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh, chạy
dọc theo hướng Bắc nam. Đây là trục đường giao thông chính của Tây Nguyên. Phía
Bắc giáp huyện Chư Sê, từ thị trấn Chư Sê theo Quốc lộ 25 xuống thị xã Tuy Hòa
Phú Yên. Phía Nam
giáp tỉnh Đăk Lăk đi Bình Phước, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh. Với vị trí như
trên thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của huyện.
2.
Tiềm năng thế mạnh của huyện Chư Pưh:
Huyện có
nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản và tiềm năng về con người.
Đặc biệt, huyện có diện tích đất đỏ bazan lớn rất phù hợp với cây công nghiệp
dài ngày như: Hồ tiêu, cà phê, cao su, điều; phù hợp với cây công nghiệp ngắn
ngày và cây lương thực ngắn ngày như: Bông, đậu, đỗ, bắp lai…Bên cạnh đó, huyện
có tiềm năng lớn về rừng, độ che phủ chiếm 55%. Ngoài ra, Chư Pưh còn có tiềm
năng về tài nguyên khoáng sản như: Mỏ đá xây dựng, mỏ đá công nghiệp, mỏ plour
tít là nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển công nghiệp trong tương lai.
Song song
với các tiềm năng trên, huyện còn có lợi thế về rừng tự nhiên, đồng cỏ lớn để
phát triển chăn nuôi, nhất là đàn bò. Địa bàn của huyện khá bằng phẳng, giao
thông đi lại thuận tiện, rất dễ dàng cho giao lưu hàng hóa.
X.
Huyện Chư Păh:
1.
Khái quát về huyện Chư Păh:
a. Vị trí địa lý:
Huyện Chư Păh nằm ở phía Tây Bắc
của tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 16 km, có địa giới
hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:
- Bắc
giáp: tỉnh Kon tum
- Nam giáp: huyện
Ia Grai và Tp.Pleiku
- Đông
giáp: huyện Đăk Đoa.
- Tây
giáp: huyện Ia Grai và huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum)
b. Diện tích và dân số:
- Diện tích: 974,58 km2
- Dân số: 71.027
người. Mật độ dân số: 72,88 người/km2.
c. Đơn vị hành
chính cấp xã, trị trấn: 15 (02 thị trấn, 13 xã).
- Thị trấn: Phú Hòa, Ia
Ly.
- Các xã: Chư
Đăng Ya, Chư Jôr, Đăk Tơ Ver, Hà Tây, Hòa Phú, Ia Ka, Ia Khươl, Ia Mơ Nông, Ia
Phí, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Ia Ly, Ia Kreng, Ia Nhin.
d.
Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: Chảy
dọc theo ranh giới huyện Chư Păh với huyện Sa Thầy của tỉnh Kon Tum là con sông
Ia Krông Bơ Lan, phụ lưu của sông Sê San, tại đây có nhà máy thủy
điện Yaly. Huyện này còn có chung hồ Biển Hồ với thành phố
Pleiku, hồ này nằm trên địa phận các xã Nghĩa Hưng, Chư Jôr. Địa hình huyện Chư Păh tương đối đơn giản, phần lớn bằng phẳng, thuận lợi
cho sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi.
- Đất đai:
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 97.458 ha, trong đó đất sản xuất nông
nghiệp là 35.510 ha, đất lâm nghiệp 29.391 ha, còn lại là các thành phần đất
khác..; đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan rất thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp, trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè...
- Khí hậu: nóng, ẩm thích hợp với cây trồng, vật nuôi có
nguồn gốc nhiệt đới ẩm như: cà phê, cao su, tiêu, bò thịt…; nhiệt độ trung bình
22oC – 23oC, lượng mưa trung bình hàng năm 2200 – 2500 mm,
ít bão, tốc độ gió trung bình với tần suất 2% là 13,6m/s.

e. Cơ sở hạ tầng:
- Huyện Chư Păh nằm
ở phía bắc Tây Nguyên, với vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế khá
đặc biệt: cách trung tâm tỉnh lỵ Gia Lai (thành phố Pleiku) 16 km, cách trung
tâm tỉnh lỵ Kon Tum 25 km - là cửa ngõ quan trọng thuộc hành lang kinh tế phía
Bắc của tỉnh Gia Lai và thành phố Pleiku (và còn đặc biệt hơn khi Pleiku trở
thành thành phố động lực, đặc biệt quan trọng của khu vực tam giác Đông Dương
theo Quyết định của Chính phủ). Huyện có tuyến Quốc lộ 14 chạy qua giữa
huyện theo hướng Bắc Nam, từ thành phố Kon Tum tỉnh Kon Tum, qua thị trấn Phú
Hòa, sang thành phố Pleiku tiếp giáp với quốc lộ 19 nối giữa
Pleiku và Quy Nhơn; đường tỉnh 661 về hướng Tây và đường tỉnh 670 về hướng
Đông. Đây là những điều kiện quan trọng, là lợi thế để giao lưu phát triển,
vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên hải Trung
Trung Bộ và cả nước.
- Huyện có 02 công
trình điện quy mô lớn nhất miền Trung và Tây Nguyên là Nhà máy Thuỷ điện Ialy
và TBA 500 KV Pleiku đã góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt của huyện từ nguồn
cung ứng điện dồi dào, đầu tư xây dựng đường giao thông với chất lượng cao,
phát triển kinh tế, an sinh xã hội của địa phương...
2.
Tiềm năng thế mạnh của huyện Chư Păh:
- Huyện Chư Păh giàu tiềm năng
về đất đai, khoáng sản, du lịch, vị trí địa lý thuận lợi và nguồn nhân lực.
Huyện có con sông Ia Krông Bơ Lan, phụ lưu của sông Sê San chảy dọc theo ranh
giới của huyện với huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum và có chung biển Hồ với
Tp.Pleiku, rất thuận lợi để phát triển thủy lợi và thủy điện. Huyện có nguồn
đất đỏ bazan với trữ lượng lớn nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp,
trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè... Tiềm năng khoáng sản
của huyện cũng rất phong phú với các mỏ đá Granit, đá trụ Bazan, vật liệu xây
dựng thông thường như: cát, đá, sỏi, đất, than bùn… là cơ sở để phát triển
ngành công nghiệp khai thác, chế biến.
- Về tiềm năng du lịch: Trên
địa bàn của huyện có thác Công Chúa, nhà máy thuỷ điện Ia Ly, làng
du lịch xã Ia Mnông, cùng với những vườn cao su, đồi chè, cao su bạt ngàn… là
những thắng cảnh thu hút nhiều khách tham quan.
- Về thu hút đầu tư: Những năm
qua, huyện đã chủ động xây dựng chính sách thu hút các
nhà đầu tư, đầu tư hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập
trung tại xã Ia Khươl; tổ chức nhiều cuộc xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư với
cơ chế nhiều ưu đãi. Huyện cam kết giao mặt bằng đã giải phóng đền bù cho các
doanh nghiệp đến đầu tư, giải quyết nhanh thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.
XI. Huyện Chư Prông:
1. Khái quát về huyện Chư Prông:
a.
Vị trí địa lý:
Huyện
Chư Prông là một huyện miền núi biên giới phía Tây Nam tỉnh Gia Lai, cách trung
tâm thành phố Pleiku khoảng 38 km. Có tọa độ địa lý và ranh giới hành chính như
sau:
Tọa độ
địa lý:
- Từ
107o36’00’’ – 108o01’36’’ kinh độ Đông.
- Từ
13o18’11’’ – 13o55’35’’ vĩ độ Bắc.
Ranh giới hành chính tiếp giáp
với các địa phương sau:
- Bắc giáp: Đức
Cơ, Ia Grai, thành phố Pleiku, Đăk Đoa.
- Nam giáp:
huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.
- Đông giáp:
các huyện Chư Sê, Chư Pưh.
- Tây giáp: Cam
Pu Chia (đường biên giới chung với chiều dài 42km).
b. Diện tích và dân số:
- Diện tích: 1.693,91 Km2
- Dân số: 116.867
người.
c. Đơn vị hành
chính cấp xã, trị trấn: 20 (1 thị trấn, 19 xã).
- Thị trấn: Chư Prông.
- Các xã: Ia
Băng, Ia Boòng, Ia Lâu, Ia Me, Ia Mơr, Ia O, Ia Pia, Ia Púch, Ia Phìn, Ia Tôr,
Ia Vê, Bàu Cạn, Bình Giáo, Thăng Hưng, Ia Bang, Ia Kly, Ia Drăng, Ia Ga, Ia
Piơr.
d. Điều kiện tự nhiên:
- Địa
hình: Huyện Chư Prông thuộc cao nguyên Pleiku, có địa hình dạng vòm, đỉnh ở Chư
Hdrung (Hàm Rồng) có độ cao 1.028m, quốc lộ 14 phân chia cao nguyên thành hai
phần: sườn đông và sườn tây. Địa bàn huyện Chư Prông nam ở sườn tây, có độ cao
trung bình từ 700 - 800m, giảm dần về phía tây nam còn khoảng 200 - 300m.
- Đất đai:
Tổng diện tích đất tự nhiện toàn huyện Chư Prông là: 169.391 ha, trong đó đất sản xuất
nông nghiệp: 75.526 ha, đất lâm nghiệp: 75.403 ha; chủ yếu là đất đỏ Bazan (một
số vùng có diện tích sét pha cát, đất phù sa bồi, đất xám…) thích hợp cho việc
phát triển và trồng cây công nghiệp dài ngày có quy mô lớn.
- Khí hậu:
Chư Prông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa cao nguyên, có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau; lương mưa trung bình năm: 2.306mm, nhiệt độ bình quân năm:
23,5oC, độ ẩm trung bình năm: 81%, không có bão và sương muối.

e. Cơ sở hạ tầng:
- Hệ thống giao thông: Địa bàn huyện Chư Prông có các trục đường chiến lược 14, 19 chạy qua. Quốc
lộ 19 chạy theo hướng đông tây từ cảng Quy Nhơn ngang qua địa phận huyện Chư
Prông - Bàu Cạn lên đến cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ). Hai tuyến tỉnh lộ
chạy qua địa bàn huyện: Tỉnh lộ 663 nối từ Bàu Cạn, chạy qua địa phận xã Ia
Phìn, thị trấn, xã Ia Drăng, Ia Bòng, Ia Púch nối vào quốc lộ 14 tại Phú Mỹ
(huyện Chư Sê) có chiều dài khoảng 23 km. Tỉnh lộ 665 (trước là tỉnh lộ 675) từ
ngã ba Phú Mỹ (huyện Chư Sê - Quốc lộ 14) qua xã Ia Tôr, Ia Pia, Ia Ga, Ia Mơr
tiếp giáp với Quốc lộ 14C chạy dọc biên giới, có chiều dài khoảng 60 km.
Với vị
trí trên Chư Prông có vai trò rất quan trọng về an ninh quốc phòng và thuận lợi
trong kết nối phát triển kinh tế - xã hội với TP.Pleiku, các huyện trong tỉnh,
với các tỉnh trong vùng và cả nước, với các nước làng giềng CamPuChia.
2.
Tiềm năng thế mạnh của huyện Chư Prông:
- Huyện
Chư Prông có quỹ đất đỏ bazan dồi dào, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày cho giá trị
kinh tế cao như: cà phê, cao su, tiêu, chè… và phát triển đa dạng các loài vật
nuôi.
- Huyện có
đường biên giới chung với nước bạn CamPuChia với chiều dài 42 km thích hợp cho
việc giao thương hàng hóa, phát triển thương mại biên giới.
- Tài nguyên khoáng sản của huyện chủ yếu là khoáng hóa bôxit tập trung ở
khu vực
Thanh Giáo, Bàu Cạn,
Plei Me.
- Tiềm năng du lịch:
Địa bàn huyện Chư Prông còn có các danh lam thắng cảnh phục vụ cho ngành du
lịch như thác Sung Queng thuộc địa phận xã Ia Drăng cách trung tâm thị trấn
khoảng 10 km. Thác thủy điện thuộc xã Bàu Cạn cách trung tâm thị trấn 15 km,
thác làng Gà thuộc xã Ia Bòng... là những điểm có khả năng thu hút du lịch sinh
thái của huyện.
XII. Huyện Đức Cơ:
1. Khái quát về huyện Đức Cơ:
a.
Vị trí địa lý:
Huyện
Đức Cơ là huyện biên giới, nằm phía Tây của tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành
phố Pleiku khoảng 52 km về phía Tây theo Quốc lộ 19. Có tọa độ địa lý và địa
giới hành chính như sau:
Tọa độ
địa lý:
- Từ 13º 37’10” – 13º 55’20” vĩ độ Bắc
- Từ 107º 27’15” – 107º 50’15” kinh độ Đông.
Địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp: huyện Ia Grai.
- Phía Nam giáp: huyện Chư Prông.
- Phía Đông giáp: huyện Chư Prông.
- Phía Tây giáp: tỉnh Natarakiri – Vương quốc Cam Pu Chia.
b. Diện tích và dân
số:
- Diện
tích: 72.186 ha
- Dân
số: 70.866 người.
Mật độ dân số trung bình: 98 người/km2.
c. Đơn vị hành
chính cấp xã, trị trấn: 10 (1 thị trấn, 09 xã).
- Thị trấn: Chư Ty.
- Các xã: Ia Din, Ia Dom, Ia Dơk, Ia
Krêl, Ia Kriêng, Ia Kla, Ia Lang, Ia Nan, IaPnôn.
d. Điều kiện tự nhiên:
- Địa
hình: Huyện Đức Cơ nằm trải dài trên sườn Tây của dãy Trường Sơn, địa hình, địa
chất toàn huyện khá phức tạp, được hình thành trong nhiều giai đoạn kiến tạo
xảy ra mạnh dẫn tới có nhiều đoạn đất gãy, uốn nếp và chia cắt mạnh với nhiều
kiểu địa hình. Ở phía Bắc phổ biến là dạng đồi lượn sóng và núi thấp trung
bình. Phía Nam và Tây Nam địa hình thoải dần và tương đối bằng phẳng.
- Đất đai:
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Đức Cơ là: 72.186 ha, trong đó đất sản
xuất nông nghiệp: 60.467,1 ha, đất lâm nghiệp: 6.483,7 ha, còn lại là các thành
phần đất khác. Hệ thống đất đỏ bazan màu mỡ cùng với
những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp với các loại
cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, điều...
- Khí hậu:
Huyện Đức Cơ nằm trong vùng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới
gió mùa cao nguyên, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 11), mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ bình
quân 24oC, độ ẩm trung bình 81%, lượng mưa trung bình 1500–1600 mm, cơ bản
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.

e. Cơ sở hạ tầng:
- Huyện Đức Cơ nằm ở phía Tây tỉnh Gia
Lai, huyện có vị thế địa – chính trị, địa – kinh tế khá đặc biệt, có
Quốc Lộ 19B – là trục giao thông chiến lược gắn với cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh,
có Quốc lộ 14C gắn với tuyến hành lang biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia. Huyện
lỵ Đức Cơ (thị trấn Chư Ty) là cửa ngõ quan trọng thuộc hành lang kinh tế phía
Tây Gia Lai, trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá, khoa học và quốc phòng – an
ninh quan trọng nhất của tỉnh Gia Lai (và còn đặc biệt hơn khi thành phố Pleiku
trở thành thành phố động lực, có tầm quan trọng đặc biệt của khu vực tam giác
Đông Dương theo Quyết định chủ Chính phủ). Đây là những điều kiện quan trọng,
là lợi thế lớn để giao lưu phát triển, vươn lên thoát nghèo, phát triển
kinh tế – xã hội với các vùng phụ cận trong tỉnh, cả nước và quốc tế.
2. Tiềm năng thế mạnh
của huyện Đức Cơ:
- Huyện Đức Cơ có diện tích đất
rừng tự nhiên lớn thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và
chăn nuôi. Huyện có hệ thống đất đỏ bazan màu mỡ cùng với những điều kiện
tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp với các loại cây công nghiệp
dài ngày như tiêu, cà phê, cao su, điều…trong đó cao su là mũi nhọn.
- Huyện có vị trí địa lý khá
thuận lợi cùng với Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, đây là trung tâm
trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – CamPuChia, là đầu mối giao thông
giữa Gia Lai và các địa phương khác với quốc gia CamPuChia nên rất thuận lợi
trong việc phát triển nền kinh tế đa dạng và hình thành các
Khu công nghiệp, các đô thị, các trung tâm dịch vụ.
XIII.
Huyện Chư Sê:
1.
Khái quát về huyện Chư Sê:
a. Vị trí địa lý:
Huyện Chư Sê nằm ở phía Nam của
tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 40 km. Có tọa độ địa lý và
ranh giới hành chính như sau:
Tọa độ địa lý:
- Từ 107o45 đến 108o15
kinh độ Đông
- Từ
13o20 đến 13o55 vĩ độ Bắc
Ranh
giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:
- Bắc giáp: huyện Đăk Đoa.
- Nam giáp: huyện Chư Pưh.
- Đông giáp: huyện Mang Yang.
- Tây giáp: huyện Chư Prông.
b. Diện tích và dân
số:
- Diện
tích: 641,04 Km2
- Dân số: 116.000
người.
c. Đơn vị hành chính
cấp xã, trị trấn: 15 (1 thị trấn, 14 xã).
- Thị trấn: Chư Sê.
- Các xã: Ia Blang, Dun, Ayun, ALBá, Bờ Ngoong,
Bar Măih, Ia Tiêm, Chư Pơng,
IaGlai, Ia Hlốp, Ia
Ko, Hbông, Ia Pal và Kông HTok.
d. Điều kiện tự nhiên:
- Địa
hình: Huyện Chư Sê nằm trên cao nguyên Pleiku
tương đối bằng phẳng, độ dốc TB<7%, đất đai chủ yếu là đất đỏ BaZan chiếm
trên 82%, thổ nhưỡng đất có nhiều nguyên tố vi lượng; độ ẩm TB 80%; độ chênh
nhiệt độ ngày và đêm từ 8 oC đến 12 oC độ là các yếu tố thích hợp nhất cho cây
tiêu sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao nhất hiện
nay.
- Đất đai:
Tổng diện tích đất tự nhiện toàn huyện Chư Sê là: 64.104 ha, trong đó đất sản xuất
nông nghiệp: 39.837 ha, chiếm 61,96%,
đất lâm nghiệp: 11.549 ha, chiếm 17,96% còn lại là các thành phần đất
khác. Hệ thống đất đỏ bazan màu mỡ cùng với những điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp với các loại cây công
nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, điều...
- Khí hậu:
Huyện Chư Sê có khí hậu nhiệt đới vùng Cao Nguyên đặc
trưng, có 2 mùa phân biệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 tập trung nhiều nhất
vào các tháng 7,8,9 (hướng gió Tây Nam), mùa khô bắt đầu từ tháng 11 sang tháng
4 năm sau (hướng gió Đông Bắc). Lượng mưa trung bình: 1.787
mm; nhiệt độ trung bình hàng năm: 21,7 oC; Nhiệt độ cao nhất: 35 oC; Nhiệt độ
thấp nhất: 15 oC; Độ ẩm trung bình: 82,2%.
- Sông,
suối: Huyện Chư Sê có nhiều sông, suối chia thành 2 hướng rõ rệt: Phía Đông có
sông Ayun và suối lớn Ia Pết, Ia Ring hình thành hồ Ayun Hạ với diện tích 3.700
ha đổ về sông đà Rằng ra biển Đông, phía Tây có suối IaH’Lốp, IaGLai, IaPan nối
dài từ đầu huyện đến cuối huyện và đổ về sông Mê Kông qua CamPuChia… rất thích
hợp cho phát triển cây công nghiệp, các loại cây ngắn ngày và chăn nuôi đại gia
súc.

e. Cơ sở hạ tầng:
- Hệ thống giao thông: Huyện Chư Sê
có Quốc lộ 14 thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh, chạy dọc theo hướng Bắc Nam. Đây
là trục đường giao thông chính của Tây Nguyên, phía Bắc nối với thành phố
Pleiku và thành phố Kon Tum, từ Pleiku theo Quốc lộ 19 xuống cảng Quy Nhơn
(Bình Định). Phía Nam tiếp giáp tỉnh Đăk Lăk đi Bình Phước, Bình Dương và Tp.
Hồ Chí Minh. Từ thị trấn Chư Sê theo Quốc lộ 25 xuống thị xã Tuy Hòa, Phú Yên.
Với vị trí như trên rất thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã
hội.
2.
Tiềm năng thế mạnh của huyện Chư Sê:
- Chư Sê là một huyện cửa ngõ của tỉnh Gia Lai, Chư Sê có
nhiều lợi thế hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Những tuyến đường huyết
mạch qua huyện là quốc lộ 14 và quốc lộ 25 đã tạo sự kết nối giữa Chư Sê với
các trung tâm kinh tế chính trị của các tỉnh trong khu vực như Đăk Lăk, Đăk
Nông, Phú Yên. Huyện có quỹ đất đỏ Bazan lớn và khí hậu ôn hòa phù hợp cho việc
phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, nhất là các loại cây
công nghiệp dài ngày như cây cà phê, hồ tiêu, cao su… Đặc biệt cây hồ tiêu đã
được huyện xác định đây là cây trồng chủ lực tạo ra hàng hóa xuất khẩu.
- Về tiềm
năng du lịch: Huyện Chư Sê có nhiều danh lam thắng cảnh phục vụ cho du lịch
như: Thác Ia Nhí thuộc địa phận xã Nhơn Hòa, cách Tp.Pleiku 70 km về phía Nam,
đây là địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn; thác Phú Cường thuộc xã Dun, cách
trung tâm Tp.Pleiku 45km về phía Tây Nam, từ lâu đã thu hút nhân dân địa
phương, khách du lịch trong và ngoài nước đến vui chơi, ngắm cảnh. Khu vực thác
Phú Cường đang được ngành du lịch lập kế hoạch chi tiết cho phát triển du lịch,
trong tương lai đây là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng của huyện; hồ Ayun Hạ
mênh mông đại ngàn là nơi du lịch thường xuyên của khách du lịch trong và ngoài
nước, Hồ Iaring…
- Huyện
Chư Sê là mảnh đất có nhiều tiềm năng khoáng sản trong lòng đất có thể dùng làm
vật liệu xây dựng, nguyên-vật liệu cho công nghiệp, kể cả đá cảnh, đá quý rất
có giá trị.
XIV.
Huyện Phú Thiện:
1.
Khái quát về huyện Phú Thiện:
a. Vị trí địa lý:
Huyện Phú Thiện là một huyện miền núi ở phía Đông Nam của
tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 70 km về phía Đông Nam
theo trục quốc lộ 25. Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:
-
Bắc giáp: huyện Chư Sê.
- Nam
giáp: thị xã Ayun Pa.
- Đông giáp: huyện Ia Pa.
- Tây giáp: huyện Chư Pưh.
b. Diện tích và dân số:
-
Diện tích: 505,17 Km2
- Dân số trung bình: 76.989
người. Mật độ dân số:152,53 người/km2.
c. Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 10 (1 thị trấn, 9 xã).
- Thị trấn: Phú Thiện.
- Các xã: Ayun Hạ, Chrôh Pơnan, Chư A Thai, Ia
Ake, Ia Hiao, Ia Piar, Ia Peng, Ia Sol, Ia Yeng.
d. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: Huyện Phú Thiện là một huyện miền núi nằm trên
sườn Đông của dãy Trường Sơn, lãnh thổ huyện nằm gọn trong lòng chảo nơi con
sông Ayun bắt nguồn từ cao nguyên Kon Tum chảy qua. Có độ cao trung bình từ 200
– 250m so với mặt nước biển và nằm trên địa hình trung du của cao nguyên Gia
Lai. Cấu trúc địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, địa hình có
hai dạng chính:
+ Địa hình bằng phẳng có độ dốc từ 0o
-20o phân bổ ở phía Đông Nam, đất đai màu mỡ kết hợp với hệ
thống kênh mương thủy lợi Ayun Hạ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản.
+ Địa hình đồi núi phân bổ ở phía Tây
và Tây Bắc, có độ dốc từ 20o -25o đất đai chủ yếu cho
việc phát triển rừng, trồng rừng…
- Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiện toàn
huyện Phú Thiện là: 50.517 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 45.174,3 ha,
đất lâm nghiệp: 19.495,1 ha, đất phi nông nghiệp 4.915,49 ha, đất chưa sử dụng
383,2 ha (theo kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của Huyện Phú Thiện. Đất đai chủ yếu là loại
đất cát pha và các nhóm phù sa kết hợp hệ thống sông suối tạo thuận lợi cho
phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, kinh doanh tổng hợp nông – lâm nghiệp và
chăn nuôi đại gia súc.
- Khí hậu: Huyện Phú Thiện chịu
ảnh hưởng của điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có 2 mùa rõ rệt;
mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 – 2.500 mm, tập trung
chủ yếu từ tháng 6-10. Độ ẩm trung bình từ 80% - 85%. Hướng gió chủ đạo là Đông
Bắc và Tây Nam.
Do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu thời tiết ở Phú Thiện có khác so với các
khu vực lân cận, nhiệt độ cao hơn, lượng mưa nhỏ hơn, mùa đông ấm áp, mùa hè
nắng nóng.
- Sông, suối: Huyện Phú Thiện có hệ
thống sông suối tương đối nhiều. Đặc biệt có sông IaYun là sông chính chảy qua
địa phận huyện, từ Bắc kéo dài xuống Nam và công trình hồ chứa thủy điện
AYun Hạ.

e. Cơ sở hạ tầng:
- Hệ thống
giao thông: Huyện Phú Thiện có vị thế chính trị khá đặc biệt, là đầu mối giao
thông xuống đồng bằng phía đông nam của tỉnh Gia Lai, là cửa ngõ giao lưu kinh
tế với tỉnh Phú Yên và các tỉnh duyên hải miền trung. Phú Thiện cách Quốc lộ 1A
khoảng 152 km về hướng đông; huyện có Quốc lộ 25 nối thị xã Ayun Pa về phía
nam, nối huyện Chư Sê về hướng bắc, rất thuận tiện về giao thông đường bộ nối
các huyện trong vùng với các tỉnh của Tây nguyên và duyên hải miền trung; là
nơi có điều kiện xây dựng thuận lợi, có cơ sở hạ tầng bước đầu khá ổn định, các
cơ sở vật chất khác cũng đã hình thành cho đô thị phát triển là việc làm cần
thiết phù hợp với quá trình phát triển của toàn huyện; xứng đáng là một trong
những huyện trung tâm quan trọng của tỉnh Gia Lai.
- Huyện
Phú Thiện đã hình thành mạng lưới Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp phong phú
và đa dạng, có vị trí và tiềm năng rất quan trọng về kinh tế và An ninh quốc
phòng, huyện có công trình thuỷ lợi Ayun Hạ. Huyện còn là vùng trọng tâm phát
triển cây lương thực của tỉnh, có Thuỷ điện Ayun Hạ đã hoà vào mạng lưới điện
Quốc gia.
2. Tiềm
năng thế mạnh của huyện Phú Thiện:
- Huyện Phú Thiện có lợi
thế về mặt địa lý, là huyện nằm trong trung tâm kinh tế của cụm Đông Nam tỉnh
Gia Lai nên có nhiều thuận lợi trong việc thu hút đầu tư phát triển dịch vụ sản
xuất và cung ứng sản phẩm. Huyện có nguồn nước mặt dồi dào thuận lợi cho việc
phát triển cây lúa nước. Đất đai của huyện chủ yếu là loại đất cát pha và
các nhóm phù sa kết hợp hệ thống sông suối tạo thuận lợi cho phát triển cây
công nghiệp ngắn ngày, kinh doanh tổng hợp nông – lâm nghiệp và chăn nuôi đại
gia súc.
- Huyện Phú Thiện là nơi có
mạng lưới sông suối dày đặc, có nguồn dự trữ thủy năng lớn phù hợp cho việc
phát triển thủy nông, thủy điện.
- Về tiềm
năng khoáng sản: Huyện có nguồn đất sét, đá granit và nhất là quặng Fluoxit ở
xã Ia Hiao với trữ lượng khá lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công
nghiệp địa phương.
- Về tiềm
năng du lịch: Huyện Phú Thiện còn có các danh lam thắng cảnh phục vụ cho du
lịch như: Hồ Ayun Hạ, khu di tích lịch sử Pleiơi… thu hút đông đảo người dân
địa phương, khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan.
XV.
Huyện ĐăkĐoa:
1.
Khái quát về huyện ĐăkĐoa:
a. Vị trí địa lý:
Huyện Đăk Đoa là một huyện nằm ở
phía Bắc của tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 13 km theo
quốc lộ 19. Có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:
-
Bắc giáp: huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
- Nam giáp: huyện Chư Sê.
- Đông giáp: các huyện Mang Yang, Kbang.
- Tây giáp: huyện Chư Prông, thành phố Pleiku,
huyện Chư Păh.
b. Diện tích và dân số:
- Diện tích: 985,3 Km2
- Dân số: 106.869
người. Mật độ dân số:108,09 người/km2.
c.
Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 17
(1 thị trấn, 16 xã)
-
Thị trấn: Đak Đoa.
-
Các xã: Hà Đông, Đak Sơ Mei, Đak Krong, Kon Gang, Hải Yang, Nam Yang, Hà Bầu,
HNeng, HNol, KDang, Tân Bình, GLar, A Dơk, Ia Pết, Ia Băng và Trang.
d. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: Huyện Đăk Đoa có địa hình tương đối bằng phẳng và
có độ dốc từ 3-7% nằm ở độ cao từ 480-500m so với mực nước biển, đất đai chủ
yếu là đất Bazan khá đồng nhất thuận lợi cho việc xây dựng, cường độ nền đất từ
1,2-1,5kg/cm2, rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển giao
thông.
- Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiện
toàn huyện Đăk Đoa là: 98.530 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp:
64.490 ha, đất lâm nghiệp: 20.054 ha, còn lại là các thành phần đất khác. Đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan rất phù
hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày (nhất là cà phê, cao su, cây bong
vải….)
- Khí hậu: Huyện Đăk Đoa có hai
mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 năm sau với hướng gió
thịnh hành là Đông – Bắc, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – 10 với hướng gió theo
hướng Tây – Nam. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm dao động từ 21oC
(cao nhất từ 35oC thấp nhất 5oC), độ ẩm tương đối trung
bình năm là 82%. Lượng mưa trung bình 2.230mm, lượng mưa phân bổ không đồng, ít
bão.

e.
Cơ sở hạ tầng:
Huyện Đăk Đoa nằm trên
tuyến quốc lộ 19 nối thành phố Pleiku với các tỉnh duyên hải miền Trung nên rất
thuận tiện trong việc giao lưu, phát triển kinh tế. Hiện tại, 100% xã trong
huyện đều có đường giao thông được đầu tư xây dựng cơ bản kiên cố đến trung
tâm; 100% thôn, làng trong huyện đều có điện lưới quốc gia. Hệ thống cơ sở vật
chất trường lớp học, bệnh viện, trạm y tế, công trình nước sạch… trong huyện
cũng từng bước đầu tư xây dựng kiên cố.
2. Tiềm
năng thế mạnh của huyện Đăk Đoa:
- Huyện
Đăk Đoa có nhiều tiềm năng về đất đai, khoáng sản và nguồn nhân lực. Đất đai của huyện chủ
yếu là đất đỏ bazan rất phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày (nhất là
cà phê, cao su, cây bong vải….)
- Về tiềm năng du lịch: Huyện Đăk Đoa có nhiều danh lam thắng cảnh thu
hút khách du lịch như: Khu du lịch Hàm Rồng, hồ Ia Băng, thủy điện Thác Bà,
thủy điện Đăk Sơmei, chùa Bửu Tâm, đồi thông xã Glar…
XVI.
Huyện Kong Chro:
1.
Khái quát về huyện Kong Chro:
a. Vị trí địa lý:
Huyện Kong Chro nằm ở phía Đông của tỉnh Gia Lai,
cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 120 km qua quốc lộ 19. Có tọa độ địa lý
và địa giới hành chính như sau:
Tọa độ địa lý:
- Từ 13˚34’ đến 13˚58’ vĩ
độ Bắc
- Từ 108˚21’đến 108˚52’
kinh độ Đông.
Địa giới hành chính:
-
Bắc giáp: huyện Đăk Pơ.
- Nam
giáp: huyện Ia Pa.
- Đông giáp: tỉnh Bình Định.
- Tây giáp: huyện Mang Yang.
b. Diện tích và dân số:
- Diện tích: 1.439,71 km2
- Dân số: 46.237 người. Mật độ dân số:
32,04 người/km2
c. Đơn vị hành
chính cấp xã, trị trấn: 14 (1 thị trấn, 13 xã)
- Thị trấn Kông Chro.
- Các xã: An Trung, Chơ Long, Chư
Krey, Đăk Pling, Đăk Song, Đăk Tpang, Kông
Yang, Sơ Ró, Ya Ma, Yang Nam, Yang
Trung, Đăk Pơ Pho, Đăk Kơ Ning.
d. Điều
kiện tự nhiên:
- Địa hình: Địa hình huyện Kông Chro
khá đa dạng và phức tạp, thấp dần từ Đông sang Tây, độ cao trung bình từ 400m
đến 450m. Phía Đông Bắc và Đông Nam
của huyện có các đỉnh núi cao trên 800m. Gồm 3 kiểu địa hình chính:
+Địa
hình lượn sóng nhẹ: Tập trung dọc theo đường Tỉnh 667 (ĐT 674 cũ), đường Tỉnh
662, hai bên bờ sông Ba và các suối lớn, có diện tích khoảng 25% tổng diện tích
tự nhiên của huyện, địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Địa hình đồi núi: Phân bố chủ yếu ở phía tây của huyện, có diện tích khoảng 30%
tổng diện tích tự nhiên của huyện, đỉnh bằng và có độ dốc dao động 150 – 250 . Độ cao trung bình từ 400m đến 500m,
có thể kết hợp mô hình canh tác nông lâm kết hợp.
+ Địa hình đồi núi cao: Tập trung về hai phía: Đông – Bắc và Đông – Nam của huyện, có độ
cao trung bình khoảng 550m, có diện tích khoảng 45% diện tích tự nhiên toàn
huyện. Địa hình thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.
- Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên
toàn huyện là 143.971 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là
33.300 ha, đất lâm nghiệp 98.473 ha, còn lại là các thành phần đất khác..; đất
của huyện chủ yếu là đất pha cát thuận lợi cho trồng cây nông nghiệp ngắn ngày:
cây bắp lai, mì, mía, dưa hấu….
- Khí hậu:
Khí hậu huyện Kong Chro mang đặc điểm
chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa
hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh
hưởng của gió mùa Tây Nam
khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập
trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau,
lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-230 C,
nhiệt độ cao nhất khoảng 350 C. Lượng mưa trung bình
năm 2.513 mm. Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh
hành mùa khô là Đông Bắc.

e. Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống đường giao thông qua huyện Kông Chro có
tỉnh lộ 662, nối huyện KôngChro với thị xã Ayun Pa dài 76 km; tỉnh lộ 674 dài
32 km, nối liền thị trấn Kông Chro với quốc lộ 19. Đường tỉnh lộ xuyên qua trung
tâm huyện lỵ, mở lối thông ra các huyện phía tây Gia Lai và các tỉnh đồng bằng
miền Trung, tạo cho Kông Chro có vị trí địa lý quan trọng ở phía Đông Gia Lai.
Thực hiện chủ trương của
Chính phủ, Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường Trường Sơn Đông
đi qua tỉnh Gia Lai dài khoảng 235 km, đi qua huyện Kông Chro dài 38 km.
Một con đường mới nối huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên với huyện Kông Chro
có chiều dài khoảng 112km. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, con đường được mở mới với
chiều dài khoảng 12km, sau đó đi trùng với vị trí quy hoạch đường huyện Kông
Chro qua Đak Pling, Đak Sông, nối vào đường Trường Sơn Đông tại thị trấn Kông
Chro. Cùng với hệ thống các đường giao thông qua huyện, con đường này sẽ giúp
huyện Kông Chro có thêm “cửa” xuống các tỉnh duyên hải nam Trung bộ, góp phần
đắc lực vào việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
2. Tiềm
năng thế mạnh của huyện Kong Chro:
Huyện Kong Chro có lợi thế về rừng tự
nhiên, đồng cỏ lớn để phát triển chăn nuôi gia súc. Đất đai của huyện chủ yếu
là đất pha cát thuận lợi cho trồng cây nông nghiệp ngắn ngày: cây bắp lai, mì,
mía, dưa hấu….
Ngoài ra,
Kong Chro còn có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản như: Mỏ đá bazan, đá xây dựng, quặng Wolastonit, kẽm… là nguồn
nguyên liệu dồi dào cho phát triển công nghiệp trong tương lai.
XVII.
Huyện Mang Yang:
1.
Khái quát về huyện Mang Yang:
a. Vị trí địa lý:
Huyện Mang Yang là huyện được
tách ra từ huyện Mang Yang cũ (nay là huyện Đăk Đoa) từ năm 2000. Huyện nằm ở
phía Đông của tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 35 km. Có ranh giới hành chính tiếp giáp với
các địa phương sau:
- Bắc giáp huyện Kbang.
- Nam giáp huyện Ia Pa.
- Tây nam giáp huyện Chư Sê.
- Đông giáp các huyện Đăk Pơ, Kông Chro.
- Tây giáp huyện Đăk Đoa.
Trung tâm huyện lỵ nằm trên trục Quốc lộ 19, tuyến đường nối liền thành
phố Pleiku và các tỉnh Tây nguyên với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, và trục
tỉnh lộ 670 nối Quốc lộ 19 với tỉnh Kon Tum. Huyện có lợi thế trong giao lưu
kinh tế và lưu thông hàng hoá với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ.
b. Mối quan hệ phát triển với các địa phương trong
tỉnh và vùng
- Với thành phố Plei ku: Huyện Mang Yang cách thành phố PleiKu 35 km về phía Tây theo trục quốc
lộ 19 - thành phố, tỉnh lỵ, là
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam.
Pleiku là cực tăng trưởng nhanh có tác dụng lan toả và hỗ trợ các vùng
khác phát triển. Do vậy đây vừa là thị trường tiêu thụ hàng hoá và lao động,
vừa là nơi cung cấp tư liệu sản xuất, khoa học kỹ thuật cho huyện Mang Yang.
- Với thị xã An Khê: cách Mang Yang 55 km về phía Đông, là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Gia
Lai, nằm trên quốc lộ 19 Bình Định đi Pleiku, cách Pleiku 90 km, cách Quy Nhơn
79 km, trên đèo An Khê (giáp huyện Tây
Sơn, tỉnh Bình Định).
- Với huyện Đak Đoa: Tiếp giáp với Mang Yang, kinh tế phát triển mạnh về nông nghiệp, đặc
biệt là phát triển cây cà phê, cao su, tiêu. Đak Đoa là huyện tiếp giáp với
thành phố Pleiku, nên tốc độ đô thị hoá rất nhanh. Sự phát triển của Đak Đoa có
sức lan toả cho khu vực lân cận, trong đó có Mang Yang.
- Với thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định: Cách Mang Yang 134km về phía Đông theo quốc lộ 19. Quy Nhơn là trung tâm
kinh tế lớn của vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Quy Nhơn sẽ là thị trường tiêu thụ
hàng hoá, thị trường lao động lớn có tác động rất nhiều đến quá trình phát
triển của huyện Mang Yang.
- Với thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum: cách Mang Yang 50km theo tỉnh lộ 670 và quốc lộ 14. Mang Yang nằm trên
trục đường nối Kon Tum với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà...). Kon Tum với định hướng tập
trung phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi và công nghiệp chế biến (cà phê, cao su, tinh bột sắn, tinh bột bắp,
thức ăn gia súc…), sẽ là nơi tiêu thụ nguyên liệu, hàng hoá và thu hút lao
động của huyện.
- Với các thành phố khác: Nằm trên trục Quốc lộ 19
nên Mang Yang có điều kiện kết nối với các thành phố lớn như Đà Nẵng (cách
350km), Nha Trang (cách 350km), thành phố Hồ Chí Minh (cách 600km)... đây là
điều kiện thuận lợi để tạo sự liên kết giữa Mang Yang và các trung tâm đô thị
lớn trong khu vực, đặc biệt là việc cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, cung cấp nguồn lao động cho các khu công nghiệp, liên kết các tour du
lịch...
b. Diện tích và dân
số:
- Diện tích: 1.127,18 km2
- Dân số: 62.772 người. Mật độ dân
số: 55,7 người/km2
c. Đơn vị hành
chính cấp xã, trị trấn: 12 (1 thị trấn, 11 xã).
- Thị trấn: Kon Dỡng.
- Các xã: Ðăk Ya, Ðê Ar,
Lơ Pang, Ðăk Trôi, Kon Thụp, Kon Chiêng, Ðăk Djrăng, A Yun, Hra, Ðăk Jơ Ta, Ðăk
Ta Ley.
d. Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình: Mang Yang nằm giữa rìa phía Đông cao nguyên Pleiku và vùng núi cao trung
bình 1400-1500m thuộc dãy Kon Ka Kinh chạy qua đèo Mang Yang ở phía Đông. Địa
hình thấp dần từ Bắc xuống Nam (1500-220m) và nghiêng từ Đông sang Tây theo
thung lũng sông Ayun ở phía Tây. Chia ra 4 dạng chính: Núi cao, núi thấp, cao nguyên và thung lũng hẹp:
- Vùng núi cao phân bố chủ yếu ở phía Bắc và phía Đông, có độ dốc lớn (>300), độ cao trên 1.000
m, diện tích khoảng 13.045 ha (tập trung
chủ yếu ở xã A Yun, Hà Ra, Lơ Pang), chiếm 11,58% tổng diện tích tự nhiên,
có độ chia cắt mạnh, khả năng khai thác cho nông nghiệp bị hạn chế, lợi thế cho
phát triển lâm nghiệp.
- Vùng núi thấp tập trung các khu vực có độ cao trung bình 700 - 1.000 m
ở phía Nam huyện, thực vật ở đây là rừng lá rộng thường xanh, xen lẫn tre nứa,
rừng hỗn giao. Dạng địa hình này có diện tích khoảng 30.450 ha (chủ yếu ở xã Đăk Trôi, Kon Chiêng, Đê
Ar...), chiếm 27% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phù hợp với phát triển
mô hình nông lâm kết hợp, trồng cây công nghiệp dài ngày như bời lời, điều, cây
nguyên liệu giấy...
- Vùng cao nguyên có độ cao trung bình 400 - 700 m, nằm ở phía Tây huyện,
vùng này đất đai tương đối màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài
ngày là: cà phê, cao su và chè. Dạng địa hình này có diện tích khoảng 44.200
ha (Kon
Dơng, Đăk Yă, Đăk Djăng, Đak Taley, Đak Jơta và một phần các xã Lơ Pang, Đăk
Trôi, Đê Ar, Kon Thụp, Hà ra...), chiếm 39,3% tổng diện tích tự nhiên của
huyện. Đây cũng là nơi tập trung chủ yếu các khu dân cư, bố trí các công trình
công cộng và là nơi sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chủ yếu của
huyện.
- Vùng thung lũng hẹp kẹp giữa các khe suối có độ cao dưới 400 m (khu vực ven sông A Yun). Đây là vùng
đất bồi tụ ven khe suối rất phù hợp cho phát triển cây ngắn ngày nhất là cây
lúa, hoa màu và chăn nuôi đại gia súc.
+
Đất
đai: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 112.718 ha, trong đó đất sản xuất
nông nghiệp là 49.418,16 ha, đất lâm nghiệp 51.855,05 ha, còn lại là các thành
phần đất khác..
Đất đai
chủ yếu là đất đỏ bazan rất phù hợp với các loại cây nông nghiệp và công nghiệp
dài ngày, cụ thể một số loại đất trên địa bàn huyện:
+
Khí hậu: Huyện Mang Yang do
bị ảnh hưởng của khu vực nhiệt đới gió mùa cao nguyên nên có 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng
mưa trung bình hàng năm là 2.213 -3154 mm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Số
ngày mưa trung bình trong năm là 154 ngày, nhiệt độ trung bình là 23,5 độ; độ
ẩm trung bình 81%.

e. Cơ sở hạ tầng:
Huyện Mang Yang có vị trí
giao thông thuận lợi, với quốc lộ 19 đi qua, các tỉnh lộ huyết mạch như 670 nối
quốc lộ với Kon Tum, tỉnh lộ 666 nối với các huyện phía Đông Nam của tỉnh. Vậy
nên, huyện Mang Yang là giao điểm cho việc giao thương mua bán, luân chuyển
hàng hóa vừa có tính vĩ mô và trung tâm của vùng miền huyện.
2.
Tiềm năng thế mạnh của huyện Mang Yang:
Huyện Mang Yang có lợi thế như:
- Về đất đai thổ nhưỡng: rất
phù hợp với các loại cây nông nghiệp và
cây công nghiệp dài ngày (nhất là cà phê, cao su, tiêu….), thích hợp phát triển
các đồng cỏ lớn để phát triển chăn nuôi quy mô lớn.
- Về tiềm năng tài nguyên khoáng sản:
Huyện Mang Yang có một số loại
khoáng sản sau: Sắt ở xã Đak Jơ ta; Nhôm ở xã Hà Ra; Kaolin ở xã A Yun; Macsalit
ở khu vực đèo Mang Yang thuộc xã Hà Ra; Saphyr ở các xã A Yun, Kon Chiêng;
Granít ở thị trấn Kon Dơng; sét ở các xã A Yun, Hà Ra; cuội, sỏi, cát, đá xây ở
xã Hà Ra, A Yun và Đak Jơ ta… đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển
công nghiệp khai khoáng, sản xuất và chế
biến vật liệu xây dựng trên địa bàn.
- Tiềm năng về du lịch: Huyện
Mang Yang có nhiều danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch trong và ngoài
nước: du lịch sinh thái với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đặc sắc
như: Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh- Di sản ASEAN (xã Ayun) với 652 loài thực vật, đặc biệt các loại gỗ quý như: pơmu, cẩm lai, trắc,
hương...; 42 loài thú, 51 loài bò sát, ếch nhái, 209 loài bướm và nhiều loài
sinh vật khác; thác Lồ (xã Hà Ra) và Atơman (xã Đê
Ar).
Kế đó là tour du lịch văn hóa dân tộc ở hai làng Đê Ktu
và làng Đê Kốp (thị trấn Kon Dơng) nối liền với khu du lịch sinh thái Hòn Đá
Trải và Suối đá. Trong những năm tới, du lịch là một trong những thế mạnh để
thúc đẩy sự phát triển về kinh tế của Mang Yang cùng với một số lễ hội truyền thống của người dân Bahnar hiện vẫn còn duy trì như
lễ hội đâm trâu và một số nghi lễ nông nghiệp truyền thống như: Lễ tạ ơn thần
lúa (Sré Yang), Lễ hội Puh Hơ Drih ( lễ cầu an ), Lễ cúng Đất làng, Lễ
hội Nước Giọt (U Drô Klang Đak)...